Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 387266
Một vật khối lượng m treo vào trần một thang máy khối lượng M, m cách sàn thang máy một khoảng s. Tác dụng lên buồng thang máy lực F hướng lên. Biết M = 100kg, F = 600N, m = 3kg, lấy g = 10m/s2 . Gia tốc của m là?
- A. 2,32m/s2
- B. 3,21m/s2
- C. −4,17m/s2
- D. −2,45m/s2
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 387267
Một hộp chứa cát ban đầu đứng yên, được kéo trên sàn nhà bằng một sợi dây với lực kéo F= 1200N. Hệ số ma sát giữa hộp với sàn là µ= 0,38. Lấy g= 9,8 m/s2. Góc giữa dây kéo và phương ngang là bao nhiêu để kéo được lượng cát lớn nhất?
- A. 20,80
- B. 21,80
- C. 22,80
- D. 21,70
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 387268
Một ô tô đang chuyển động thì đột ngột hãm phanh, hành khách ngồi trên xe sẽ:
- A. Dừng lại ngay
- B. Ngã người về phía sau
- C. Dồn người về phía trước
- D. Ngã người sang bên cạnh
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 387269
Một lực F1 tác dụng lên vật khối lượng m1. Một lực F2 tác dụng lên vật khối lượng m2 bằng khối lượng m1. Nếu \({F_1} = \frac{{2{F_2}}}{3}\) thì mối quan hệ giữa hai gia tốc \( \frac{{{a_2}}}{{{a_1}}}\) sẽ là
- A. 3
- B. \( \frac{2}{3}\)
- C. \( \frac{3}{2}\)
- D. \( \frac{1}{3}\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 387270
Vật đang đứng yên trong khoảng không vũ trụ.
- A. Nếu không có lực nào tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
- B. Nếu thôi tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
- C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
- D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 387271
Có hai nhận định sau đây:
(1) Một vật đang đứng yên. Ta có thể kết luận, vật không chịu tác dụng của lực nào. (2) Một hành khách ngồi ở cuối xe. Nếu lái xe phanh gấp thì một túi sách ở phía trước bay về phía anh ta.
Chọn phương án đúng?
- A. (1) đúng, (2) sai.
- B. (1) đúng, (2) đúng.
- C. (1) sai, (2) sai.
- D. (1) sai, (2) đúng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 387272
Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc a2. Lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m = m1 + m2 gia tốc
- A. \( \frac{{({a_1} + {a_2})}}{2}\)
- B. \( \frac{{({a_1} + {a_2})}}{a_1a_2}\)
- C. \( \frac{{({a_1a_2})}}{{a_1} + {a_2}}\)
- D. \(a_1+a_2\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 387273
Một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang, đại lượng nào sau đây không ảnh hưởng đến gia tốc chuyển động của vật?
- A. Vận tốc ban đầu của vật.
- B. Độ lớn của lực tác dụng.
- C. Khối lượng của vật
- D. Gia tốc trọng trường.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 387274
Lực có độ lớn F1 tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian 0,8s làm tốc độ của nó thay đổi từ 0,4m/s đến 0,8m/s. Lực khác có độ lớn F2 tác dụng lên nó trong khoảng thời gian 1s làm tốc độ của nó thay đổi từ 0,8m/s đến 1m/s. Biết các lực đó có độ lớn không đổi và có phương luôn cùng phương chuyển động. Tỉ số F1/F2 bằng
- A. 2,5
- B. 2
- C. 0,2.
- D. 5.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 387275
Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là lực không đổi theo thời gian, thì vật đó sẽ thực hiện chuyển động
- A. Thẳng đều
- B. Nhanh dần đều theo phương tác dụng lực.
- C. Chậm dần đều theo phương tác dụng lực.
- D. Chậm dần đều hoặc nhanh dần đều