Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 441704
Một đường tròn có bán kính \(R=10cm\). Tìm số đo (rad) của cung có độ dài là 5cm.
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 0,5
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 441705
Cho đường tròn \(\left( O;R \right)\) ngoại tiếp lục giác đều ABCDEF. Khi đó số đo cung của đường tròn có độ dài bằng chu vi lục giác theo độ và rad lần lượt là:
- A. \(360{}^\circ \) và \(2\pi \)
- B. \(360{}^\circ \) và \(\pi \)
- C. \(\frac{1080{}^\circ }{\pi }\) và 6
- D. \(1080{}^\circ \) và \(6\pi \)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 441706
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn lượng giác. M thuộc đường tròn sao cho \(\widehat{AOM}=\frac{\pi }{6}\) (M thuộc góc phần tư thứ tư). Số đo \(\overset{\curvearrowright }{\mathop{AM}}\,\) có thể là giá trị nào sau đây?
- A. \(\frac{5\pi }{6}\)
- B. \(\frac{\pi }{6}\)
- C. \(\frac{-13\pi }{6}\)
- D. \(\frac{-11\pi }{6}\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 441707
Cho bốn cung (trên một đường tròn định hướng): \(\alpha =\frac{\pi }{3};\beta =\frac{10\pi }{3}\); \(\gamma =\frac{-5\pi }{3};\delta =\frac{-7\pi }{3}\). Các cung có điểm cuối cùng trùng nhau là:
- A. \(\alpha \) và \(\beta \)
- B. \(\alpha \) và \(\gamma \)
- C. \(\alpha \) và \(\delta \)
- D. \(\beta \) và \(\delta \)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 441708
Đổi số đo cung sau sang radian: \(70{}^\circ \) (làm tròn đến hàng phần nghìn).
- A. 2,443
- B. 1,222
- C. 2,943
- D. 1,412
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 441709
Đổi số đo cung sau sang độ, phút, giây: \(\frac{5}{6}\text{rad}\).
- A. \(47{}^\circ 44'47''\)
- B. \(37{}^\circ 33'37''\)
- C. \(150{}^\circ \)
- D. \(30{}^\circ \)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 441710
Trên đường tròn lượng giác, cho cung lượng giác \(s\overset{\curvearrowright }{\mathop{AM}}\,\) có số đo \(-8,18\). Hỏi M nằm ở goác phần tư thứ mấy?
- A. I
- B. II
- C. III
- D. IV
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 441711
Chọn điểm \(A\left( 1;0 \right)\) làm điểm đầu cung lượng giác trên đường tròn lượng giác. Tìm điểm cuối M của cung lượng giác có số đo \(\frac{27\pi }{4}\).
- A. M là điểm chính giữa của cung phần tư thứ nhất
- B. M là điểm chính giữa của cung phần tư thứ hai
- C. M là điểm chính giữa của cung phần tư thứ ba
- D. M là điểm chính giữa của cung phần tư thứ tư
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 441712
Một đường tròn bán kính 20cm. Tính độ dài cung trên đường tròn có số đo \(\frac{\pi }{16}\) (tính gần đúng đến hàng phần trăm).
- A. 3,92
- B. 3,93
- C. 24,67
- D. 24,68
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 441713
Khi biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn trên lượng giác. Khẳng định nào dưới đây là sai?
- A. Điểm biểu diễn cung \(\alpha \) và cung \(\pi -\alpha \) đối xứng qua trục tung
- B. Điểm biểu diễn cung \(\alpha \) và cung \(-\alpha \) đối xứng nhau qua gốc tọa độ
- C. Mỗi cung lượng giác được biểu diễn bởi một điểm duy nhất
- D. Cung \(\alpha \) và cung \(a+k2\pi \left( k\in \mathbb{Z} \right)\) có cùng điểm biểu diễn