YOMEDIA

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 5 Phép chiếu song song và hình biểu diễn của một hình không gian

30 phút 10 câu 6 lượt thi
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 45673

    Khẳng định nào sau đây là đúng.

    • A.  Hình biểu diễn của một hình bình hành là một hình bình hành.
    • B. Hình biểu diễn của một hình chữ nhật là một hình chữ nhật.
    • C. Hình biểu diễn của một hình vuông là một hình vuông.
    • D. Hình biểu diễn của một hình thoi là một hình thoi.
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 45674

    Khẳng định nào sau đây là sai?

    • A. Phép chiếu song song biến trung điểm của đoạn thẳng thành trung điểm của đoạn thẳng hình chiếu.
    • B. Phép chiếu song song biến trọng tâm tam giác thành trọng tâm tam giác hình chiếu.
    • C. Phép chiếu song song biến tam của hình bình hành thành tâm của hình bình hành.
    • D. Phép chiếu song song có thể biến trọng tâm tam giác thành một điểm không phải là trọng tâm tam giác hình chiếu.
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 45675

    Cho tứ diện ABCD. M là trọng tâm của tam giác ABC. Hình chiếu song song của điểm M theo phương CD lên mặt phẳng (ABD) là điểm nào? 

    • A. Điểm A
    • B. Điểm B
    • C. Trọng tâm tam giác ABD
    • D.  Trung điểm của đường trung tuyến kẻ từ D của tam giác ABD
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 45676

    Cho các đường thẳng không song song với phương chiếu. khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A. Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song.
    • B. Phép chiếu song song có thể biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng cắt nhau.
    • C. Phép chiếu song song có thể biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng chéo nhau.
    • D. Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 45678

    Cho các đoạn thẳng không song song với phương chiếu. khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A. Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng cùng nằm trên hai đường thẳng.
    • B. Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng khi và chỉ khi hai đoạn thẳng đó cùng nằm trên một đường thẳng.
    • C. Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng khi và chỉ khi hai đoạn thẳng đó cùng nằm trên hai đường thẳng song song
    • D. Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng hoặc nằm trên hai đường thẳng song song 
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 45679

    Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A. Hình biểu diễn một đường tròn là một đường tròn.
    • B. Hình biểu diễn của một đường tròn có thể là nửa đường tròn.
    • C. Hình biểu diễn của một đường tròn có thể là nửa đường eclip
    • D. Hình biểu diễn của một đường tròn là một đường elip.
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 45680

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. M là trung điểm của SC. Hình chiếu song song của điểm M theo phương AB lên mặt phẳng (SAD) là điểm nào sau đây?

    • A. S
    • B. Trung điểm của SD
    • C. A
    • D. D
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 45682

    Hình biểu diễn của một hình thoi là hình nào sau đây?

    • A. Hình thoi 
    • B. Hình bình hành 
    • C. Hình thang 
    • D. Hình tứ giác 
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 45683

    Hình biểu diễn của một tam giác đều là hình nào sau đây?

    • A. Tam giác đều 
    • B. Tam giác cân
    • C. Tam giác vuông 
    • D. Tam giác 
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 45684

     Khẳng định nào sau đây là sai?

    • A. Phép chiếu song song biến đường trung bình tam giác thành đường trung bình tam giác ảnh.
    • B. Phép chiếu song song biến đường trung bình hình thang thành đường trung bình hình thang ảnh.
    • C. Phép chiếu song song biến đường trung tuyến tam giác thành đường trung tuyến tam giác ảnh.
    • D. Phép chiếu song song có thể biến đường trung tuyến tam giác thành đường thẳng không phải là trung tuyến tam giác ảnh.
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF