Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 15602
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước phương Tây đã thay đổi chính sách đối với các nước thuộc địa ở Đông Nam Á như thế nào?
- A. Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa
- B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội
- C. Hợp tác, giao lưu thúc đẩy kinh tế đối ngoại
- D. Vơ vét khoáng sản đưa về chính quốc
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 15603
Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
- A. Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế
- B. Bị chính quyền thực dân khống chế
- C. Có nước giành được quyền tự chủ trong chừng mực nhất định
- D. Chính quyền thực dân có nguy cơ sụp đổ trước sức tiến công mạnh mẽ của phong trào cách mạng
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 15604
Tình hình xã hội nổi bật ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này là gì
- A. Các giai cấp cũ bị phân hóa, các giai cấp mới hình thành
- B. Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc, giai cấp mới ngày càng phát triển về số lượng và ý thức giai cấp
- C. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng hành về số lượng và chất lượng
- D. Giai cấp ư sản dân tộc vươn lên mạnh mẽ
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 15605
Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?
- A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dung tiếng mẹ đẻ trong nhà trường
- B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ
- C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến
- D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 15606
Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt
- B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh
- C. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị
- D. Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới – khuynh hướng cách mạng vô sản
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 15607
Vì sao sau Chiến tranh thế giơi thứ nhất, phong trào đấu ranh chống thực dân Pháp dâng cao ở Lào và Campuchia ?
- A. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân”
- B. Thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và thực hiện chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề
- C. Thực dân Pháp tăng cường các chính sách thuế khóa, lao dịch
- D. Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề đối với giai cấp công nhân ở các nước Đông Nam Á
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 15608
Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập
- A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương
- B. Mặt trận Dân tộc Đông Dương
- C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương
- D. Mặt trận Đoàn kết Đông Dương
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 15609
Cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX là
- A. Khởi nghĩa Ong Kẹo.
- B. Khởi nghĩa Commađam
- C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam
- D. Khởi nghĩa Chậu Pachay
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 15610
Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:
1. Thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa ở Đông Dương;
2. Phong trào đấu tranh chống Pháp mạnh mẽ;
3. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đã mở ra thời kì phát triển mới của phong trào
- A. 3,2,1
- B. 1,2,3
- C. 1,3,2
- D. 2,1,3
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 15611
Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia?
- A. Thúc đẩy phong trào công nhân ở Lào, Campuchia phát triển
- B. Đã đòi được các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân hai nước.
- C. Kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ.
- D. Giải phóng được nhân dân hai nước khỏi ách thống trị thực dân.