YOMEDIA

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 CTST Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

20 phút 10 câu 0 lượt thi
ATNETWORK

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 398235

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A. Tất cả các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
    • B. Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có cùng số lớp electron.
    • C. Các nguyên tố khí hiếm đều rất khó hoặc không kết hợp với nguyên tố khác hợp thành hợp chất.
    • D. Hợp chất tạo bởi các nguyên tố khí hiếm đều ở thể khí.
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 398236

    Hãy chọn phát biểu đúng để hoàn thành câu sau: Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng

    • A. nhường các electron ở lớp ngoài cùng.
    • B. nhận thêm electron vào lớp electron ngoài cùng.
    • C. nhườg electron hoặc nhận electron để lớp electron ngoài cùng đạt trạng thái bền (có 8 electron).
    • D. nhường electron hoặc nhận electron hoặc góp chung electron.
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 398237

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.

      Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.

    • B.

      Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.

    • C.

      Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.

    • D.

      Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố hoá học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.

  • Câu 4: Mã câu hỏi: 398238

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.

      Nguyên tố tạo ion âm đều là nguyên tố phi kim.

    • B.

      Nguyên tố tạo ion dương có thể là nguyên tố kim loại hoặc nguyên tố phi kim.

    • C.

      Để tạo ion dương thì nguyên tố phi kim sẽ nhường electron.

    • D.

      Để tạo ion âm thì nguyên tố kim loại sẽ nhận electron.

  • Câu 5: Mã câu hỏi: 398239

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    • A.

      Liên kết trong các phân tử đơn chất thường là liên kết cộng hóa trị.

    • B.

      Sau khi các nguyên tử liên kết với nhau, số electron lớp ngoài cùng sẽ giống nguyên tố khí hiếm.

    • C.

      Liên kết giữa các nguyên tố phi kim thường là liên kết cộng hóa trị.

    • D.

      Liên kết giữa nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim đều là liên kết ion.

  • Câu 6: Mã câu hỏi: 398240

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.

      Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron lớp ngoài cùng.

    • B.

      Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.

    • C.

      Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp ngoài cùng.

    • D.

      Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố hóa học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.

  • Câu 7: Mã câu hỏi: 398241

    Ở điều kiện thường, phát biểu nào sau đây đúng?

    • A. Tất cả các hợp chất ở thể rắn đều là chất ion.
    • B. Chất cộng hóa trị luôn ở thể rắn.
    • C.

      Chất chỉ có liến kết cộng hóa trị là chất cộng hóa trị và luôn ở thể khí.

    • D.

      Hợp chất có chứa kim loại thường là chất ion

  • Câu 8: Mã câu hỏi: 398242

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    • A.

      Hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là chất cộng hóa trị.

    • B. Hợp chất chỉ có liên kết ion là chất ion.
    • C.

      Một số hợp chất có cả liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

    • D.

      Ở điều kiện thường, hợp chất ở thể rắn là chất ion.

  • Câu 9: Mã câu hỏi: 398243

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.

      Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều bền với nhiệt.

    • B.

      Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều tan tốt trong nước.

    • C.

      Khi các chất ion và chất cộng hóa trị tan trong nước đều tạo dung dịch có khả năng dẫn điện được.

    • D. Các chất ion luôn ở thể rắn.
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 398244

    Có các phát biểu sau:

    (a) Ở điều kiện thường, các chất ion ở thể rắn.

    (b) Ở điều kiện thường, các hợp chất ở thể lỏng đều là chất cộng hóa trị.

    (c) Hợp chất của kim loại khó bay hơi, khó nóng chảy, dễ tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện.

    (d) Hợp chất chỉ gồm các nguyên tố phi kim thường dễ bay hơi, kém bền với nhiệt.

    (e) Hợp chất tan được trong nước thành dung dịch không dẫn điện thường là chất cộng hóa trị

    Số phát biểu đúng là

    • A. 5
    • B. 4
    • C. 3
    • D. 2
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON