Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 209501
Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là
- A. Thực dân Pháp và tay sai
- B. Thực dân Pháp
- C. Thực dân Pháp và Phát xít Nhật.
- D. Phát xít Nhật
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 209503
Sự kiện nào đánh dấu chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi bị xóa bỏ hoàn toàn?
- A. Nhân dân Nam Phi nổi dậy khởi nghĩa vũ trang,
- B. Thực dân Anh rút khỏi Nam Phi.
- C. Nenxơn Mandela trở thành tổng thống người da đen đầu tiên.
- D. 17 nước châu Phi giành độc lập
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 209505
Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc được đánh dấu bằng sự kiện nào?
- A. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia(10/1991)
- B. Cuộc gặp gỡ giữa Busơ và Gioocbachôp tại đảo Man ta(12/1989)
- C. Hiệp ước về hệ thống phòng chống tên lửa(ABM) năm 1972
- D. Định ước Hen xin ki được kí kết năm 1975
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 209507
Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
- A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
- B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự và khu vực
- C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
- D. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 209510
Mục đích của Đảng khi thực hiện cải cách ruộng đất là
- A. củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
- B. xây dựng Miền Bắc thành hậu phương lớn của cả nước
- C. thực hiện người cày có ruộng
- D. xây dựng đời sống mới cho nhân dân
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 209512
Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945?
- A. Quân Pháp trở lại tấn công ta ở Nam Bộ
- B. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính , thù trong giặc ngoài
- C. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách
- D. Tình trạng hạn hán, lũ lụt và nạn đói, nạn dốt đã diễn ra ở nhiều nơi
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 209514
Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân Đảng là gì?
- A. Đánh đưởi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền
- B. Đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi giặc Pháp , lập nên nước Việt Nam độc lập
- C. Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua
- D. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua , thiết lập dân quyền
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 209516
Phong trào Cần vương mang tính chất là một phong trào yêu nước theo
- A. hệ tư tưởng phong kiến.
- B. sự tự phát của nông dân
- C. hệ tư tưởng tư sản.
- D. xu hướng vô sản.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 209517
Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian các Hiệp ước triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp từ năm 1862 đến năm 1884:
1. Hiệp ước Nhâm Tuất.
2. Hiệp ước Patơnốt.
3. Hiệp ước Giáp Tuất.
4. Hiệp ước Hácmăng.
- A. 1, 3, 4, 2.
- B. 3, 1, 2, 4.
- C. 1, 2, 3, 4.
- D. 4, 3, 2, 1.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 209522
- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch
- Khai thông biên giới Việt – Trung
- Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
Đó là 3 mục đích trong chiến dịch nào của nước ta?
- A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947
- B. Chiến dịch Hòa Bình- Tây Bắc- Thượng Lào
- C. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950
- D. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân năm 1953- 1954
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 209523
Sự kiện nào đánh dấu “Chiến lược chiến tranh đặc” biệt bị phá sản về cơ bản?
- A. Sư Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn năm (1963)
- B. Tổng thống Ken nơ đi bị ám sát(22/11/1963)
- C. Trận Ấp Bắc(Mĩ Tho ngày 2/1/1963)
- D. Trận Bình Gĩa (Bà Rịa ngày 2/12/1964)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 209525
Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
- A. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản
- B. Mĩ – Anh - Pháp
- C. Mĩ – Đức – Nhật Bản
- D. Mĩ – Liên Xô – Nhật Bản
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 209528
Từ cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ chính trị đề ra chủ trương giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong khoảng thời gian nào?
- A. Trong hai năm 1975 và 1976
- B. Cuối năm 1975 đầu năm 1976
- C. Mùa mưa năm 1974 và 1975
- D. Sau mùa mưa năm 1975 và cả năm 1976
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 209529
Phe Liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) gồm những nước nào?
- A. Đức, Áo – Hung, Italia.
- B. Đức, Ý, Nhật.
- C. Đức, Nhật, Áo – Hung.
- D. Anh, Pháp, Nga.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 209532
Tháng 6 - 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào dưới đây?
- A. Việt Nam Quang phục hội.
- B. Hội Duy tân.
- C. Hội Phục Việt.
- D. Việt Nam nghĩa đoàn.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 209534
Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cách mạng tháng Tám là
- A. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn
- B. Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam
- C. Bắc Giang. Hải Dương, Hà Nội, Huế
- D. Bắc Giang. Hải Dương, Hà Tĩnh , Quảng Nam
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 209536
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga trở thành nước
- A. Cộng hòa.
- B. Quân chủ.
- C. Quân chủ lập hiến.
- D. Xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 209538
Năm 1991, diễn ra sự kiện gì có liên quan đến quan hệ quốc tế?
- A. Trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ
- B. Xô – Mĩ tuyên bố hợp tác trên mọi phương diện
- C. Mĩ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh
- D. Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 209540
Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm mục đích
- A. khóa chặt biên giới Việt - Trung.
- B. cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
- C. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
- D. quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 209542
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở nước ta là
- A. Hùng Lĩnh.
- B. Hương Khê.
- C. Bãi Sậy
- D. Ba Đình
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 209544
Biến đổi quan trọng nhất của các nước ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
- B. Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh.
- C. Thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- D. Mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Âu.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 209546
Tổ chức Liên minh Châu Âu ra đời cùng với xu hướng chung nào của thế giới?
- A. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ
- B. Đối đầu của các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa
- C. Đối thoại hợp tác của các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
- D. Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 209548
Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi chung của ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp(1945- 1954) và chống Mĩ(1954- 1975) là
- A. sự đoàn kết, gắn bó của ba dân tộc Đông Dương trong chiến đấu chống kẻ thù chung
- B. Có Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo với đường lối đúng đắn sáng tạo
- C. Các nước có chung đường lối đấu tranh chống Pháp và chống Mĩ
- D. Truyền thống yêu nước chống xâm lược của ba dân tộc
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 209550
Sự sáng tạo và linh hoạt của Đảng khi đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam được thể hiện ở chỗ
- A. quyết định giải phóng Miền Nam trước tháng 5 năm 1975
- B. tranh thủ thời cơ, tiến công thần tốc đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân
- C. quyết định chuyển sang tiến công chiến lược trên toàn Miền Nam
- D. đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 209551
Hội nghị trung ương lần 6(tháng 11/1939) của Đảng đã đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đúng đắn vì
- A. giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
- B. mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương
- C. xác định đứng đắn kẻ thù là phát xít Nhật
- D. kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 209552
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa
- A. dân tộc với thực dân Pháp và phản động tay sai.
- B. tư sản dân tộc với tư sản mại bản và thực dân Pháp.
- C. công nhân với tư sản mại bản và thực dân Pháp.
- D. nông dân với địa chủ phong kiến phản động
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 209553
Ý nào phản ánh đúng và đầy đủ về quan điểm đổi mới của Đảng ta?
- A. Đổi mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị - xã hội
- B. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ mà trọng tâm là đổi mới về kinh tế
- C. Đổi mới về kinh tế , chính trị và văn hóa xã hội
- D. Đổi mới để đua đất nước vượt qua khủng hoảng khó khăn
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 209555
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ta như thế nào?
- A. Triều đình kiên quyết chống Pháp, nhân dân hoang mang
- B. Triều đình sợ hãi không dám đánh Pháp, nhân dân hoang mang
- C. Triều đình do dự không dám đánh Pháp , nhân dân kiên quyết chống Pháp
- D. Triều đình và nhân dân không đồng lòng chống Pháp
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 209556
Mục tiêu của phong trào cách mạng 1936-1939 là gì?
- A. Chống phong kiến tay sai, tịch thu ruộng đất của địa chủ, đế duốc chia cho dân cày
- B. Đòi quyền tự trị cho nhân dân các nước Đông Dương
- C. Chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, đòi tự do dân sinh dân chủ, hòa bình
- D. Chống chủ nghĩa đế quốc để đòi độc lập
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 209557
Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam được đánh giá là “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”?
- A. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (1975)
- B. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)
- C. Cách mạng Tháng Tám thành công (1945)
- D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 209558
Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975 của nhân dân Việt Nam?
- A. Có hậu phương miền Bắc vững chắc.
- B. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.
- C. Sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng.
- D. Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 209559
Nhận xét nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973?
- A. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước.
- B. Buộc Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân đội về nước.
- C. Miền Bắc được giải phóng, tạo thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn Miền Nam.
- D. Với hiệp định Pari, ta đã đánh cho Mỹ cút, tạo thời cơ tiến lên đánh cho Nguy nhào.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 209560
Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?
- A. Do tinh thần yêu nước thương dân, ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành
- B. Những hoạt động cứu nước của các vị tiền bối diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại
- C. Phong trào cách mạng thế giới diễn ra mạnh mẽ cổ vũ cách mạng Việt Nam
- D. Do yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc cần tìm ra con đường cứu nước phù hợp
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 209562
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào yêu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX là
- A. đào tạo và rèn luyện đội ngũ cán bộ cho phong trào yêu nước dân tộc dân chủ Việt Nam
- B. góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp truyền thống yêu nước
- C. góp phần khảo sát và thử nghiệm một con đường cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản
- D. chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản, độc lập dân tộc không gắn liền với con đường tư sản
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 209563
Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu-Mỹ đó là
- A. ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.
- B. ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
- C. ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam.
- D. ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 209564
Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên (đầu năm 1930) với “Luận cương chính trị” (10/1930) là đều xác định đúng đắn
- A. mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương.
- B. khả năng của tiểu tư sản đối với cách mạng.
- C. giai cấp lãnh đạo.
- D. khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 209565
Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thế nào?
- A. Chuyển biến về kinh tế dẫn tới những tác động xấu về mặt xã hội.
- B. Chuyển biến về kinh tế kéo theo những chuyển biến xã hội tích cực.
- C. Chuyển biến về xã hội kéo theo sự biến đổi về mặt kinh tế.
- D. Chuyển biến về kinh tế kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 209566
Bài học cách mạng Tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay là
- A. kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- B. kiên trì sự lãnh đạo của Đảng
- C. đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất
- D. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 209568
Từ bài học sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cần rút ra bài học gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
- A. Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ bên ngoài.
- B. Cải tổ, đổi mới về kinh tế- xã hội trước tiên, sau đó mới đến cải tổ, đổi mới về chính trị.
- C. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị.
- D. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển nền kinh tế
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 209570
Ngày 14/4/2018, Mĩ và đồng minh bắn hơn 100 quả tên lửa vào Siri với lí do quân đội của chính phủ Siri sử dụng vũ khí hóa học ở Đuma mặc dù chưa có bằng chứng xác thực.Hành động trên đây của Mĩ và đồng minh Mĩ chứng tỏ
- A. sự thi hành chính sách áp đảo và cường quyền của Mĩ
- B. Mĩ có trách nhiệm bảo vệ hòa bình thế giới
- C. Mĩ thể hiện trách nhiệm chống sử dụng vũ khí hóa học
- D. chính sách “cây gậy và củ cà rốt” của Mĩ.