Câu hỏi trắc nghiệm (50 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 56393
Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm trên R và có đồ thị như hình vẽ dưới đây. Nhận xét nào đúng về hàm số \(g\left( x \right) = {f^2}\left( x \right)\)?
- A. Hàm số \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\).
- B. Hàm số \(g(x)\) nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\)
- C. Hàm số \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\)
- D. Hàm số \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;2} \right)\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 56394
Tập xác định của hàm số \(y = \sqrt { - {x^2} + 2x + 3} \) là:
- A. \(\left( {1;3} \right)\)
- B. \(\left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)
- C. \(\left[ { - 1;3} \right]\)
- D. \(\left( { - \infty ; - 1} \right] \cup \left[ {3; + \infty } \right)\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 56395
Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’. Gọi I, J, K lần lượt là trọng tâm tam giác ABC, ACC’, A’B’C’. Mặt phẳng nào sau đây song song với (IJK)?
- A. (BC’A)
- B. (AA’B)
- C. (BB’C)
- D. (CC’A)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 56396
Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm \(f'(x)\). Hàm số \(y=f'(x)\) liên tục trên tập số thực và có đồ thị như hình vẽ. Biết \(f\left( { - 1} \right) = \frac{{13}}{4},\,f\left( 2 \right) = 6\). Tổng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(g\left( x \right) = {f^3}\left( x \right) - 3f\left( x \right)\) trên \([-1;2]\) bằng:
- A. \(\frac{{1573}}{{64}}\)
- B. 198
- C. \(\frac{{37}}{4}\)
- D. \(\frac{{14245}}{{64}}\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 56397
Cho hình chóp S.ABCD, gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, SC. Tìm mệnh đề đúng.
- A. MN // (ABCD)
- B. \(MN \bot \left( {SCD} \right)\)
- C. MN // (SAB)
- D. MN // (SBC)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 56398
Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình vẽ. Tìm mệnh đề đúng.
- A. \(a < 0,\,b > 0,\,c > 0,\,d < 0\)
- B. \(a < 0,\,b < 0,\,c > 0,\,d < 0\)
- C. \(a > 0,\,b > 0,\,c > 0,\,d < 0\)
- D. \(a < 0,\,b < 0,\,c < 0,\,d < 0\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 56399
Cho một đa giác lồi (H) có 10 cạnh. Hỏi có bao nhiêu tam giác mà ba đỉnh của nó là ba đỉnh của (H), nhưng ba cạnh không phải ba cạnh của (H)?
- A. 40
- B. 100
- C. 60
- D. 50
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 56400
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A (2;1), đường cao BH có phương trình \(x - 3y - 7 = 0\) và trung tuyến CM có phương trình \(x+y+1=0\). Tìm tọa độ đỉnh C?
- A. (- 1;0)
- B. (4;- 5)
- C. (1;- 2)
- D. (1;4)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 56403
Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm trên R và có đồ thị như hình vẽ bên. Hỏi đồ thị của hàm số \(y = {f^2}\left( x \right)\) có bao nhiêu điểm cực đại, cực tiểu?
- A. 1 điểm cực đại, 2 điểm cực tiểu.
- B. 2 điểm cực đại, 3 điểm cực tiểu.
- C. 3 điểm cực đại, 2 điểm cực tiểu.
- D. 2 điểm cực đại, 2 điểm cực tiểu.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 56404
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số \(y = - \frac{1}{3}{x^3} - \left( {m + 1} \right){x^2} + \left( {4m - 8} \right)x + 2\) nghịch biến trên toàn trục số?
- A. 9
- B. 7
- C. Vô số
- D. 8
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 56407
Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = x - \frac{1}{x}\) trên \(\left( {0;3} \right]\) bằng:
- A. \(\frac{{28}}{9}\)
- B. \(0\)
- C. \(\frac{{8}}{3}\)
- D. \(2\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 56411
Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên như hình vẽ bên. Mệnh đề nào dưới đây đúng?
- A. Hàm số có điểm cực tiểu \(x=0\)
- B. Hàm số có điểm cực đại \(x=5\)
- C. Hàm số có điểm cực tiểu \(x=-1\)
- D. Hàm số có điểm cực tiểu \(x=1\)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 56413
Biết tập nghiệm của bất phương trình \(x - \sqrt {2x + 7} \le 4\) là \(\left[ {a;b} \right]\). Tính giá trị của biểu thức \(P = 2a + b\).
- A. \(P=2\)
- B. \(P=17\)
- C. \(P=11\)
- D. \(P=-1\)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 56415
Cho hàm số đa thức bậc ba \(y=f(x)\) có đồ thị như hình bên. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y = \left| {f\left( x \right) + m} \right|\) có ba điểm cực trị.
- A. \(m \le - 1\) hoặc \(m \ge 3\)
- B. \(m \le - 3\) hoặc \(m \ge 1\)
- C. \(m=-1\) hoặc \(m=3\)
- D. \(1 \le m \le 3\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 56417
Số điểm biểu diễn tập nghiệm của phương trình \({\sin ^3}x - 3{\sin ^2}x + 2\sin x = 0\) trên đường tròn lượng giác là:
- A. 2
- B. 1
- C. 3
- D. 5
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 56418
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh 3a, SA vuông góc với đáy, SB = 5a. Tính sin của góc giữa cạnh SC và mặt đáy (ABCD).
- A. \(\frac{{2\sqrt 2 }}{3}\)
- B. \(\frac{{3\sqrt 2 }}{4}\)
- C. \(\frac{{3\sqrt {17} }}{{17}}\)
- D. \(\frac{{2\sqrt {34} }}{{17}}\)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 56420
Hàm số nào dưới đây nghịch biến trên toàn trục số?
- A. \(y = {x^3} - 3{x^2} + 4\)
- B. \(y = - {x^4} - 2{x^2} - 3\)
- C. \(y = {x^3} + 3x\)
- D. \(y = - {x^3} + 3{x^2} - 3x + 2\)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 56422
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông, SA vuông góc với mặt phẳng đáy. Mệnh đề nào sau đây đúng?
- A. \(BA \bot \left( {SAD} \right)\)
- B. \(BA \bot \left( {SAC} \right)\)
- C. \(BA \bot \left( {SBC} \right)\)
- D. \(BC \bot \left( {SCD} \right)\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 56424
Tìm tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn (C): \({x^2} + {y^2} - 2x + 4y + 1 = 0\).
- A. \(I\left( { - 1;2} \right);R = 4\)
- B. \(I\left( { - 1;2} \right);R = 2\)
- C. \(I\left( { - 1;2} \right);R = \sqrt 5 \)
- D. \(I\left( {1; - 2} \right);R = 4\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 56426
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số \(y = \frac{{mx + 10}}{{2x + m}}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( {0;2} \right)\)?
- A. 4
- B. 5
- C. 6
- D. 9
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 56427
Đồ thị của hàm số \(y = \frac{{x + 2}}{{3 - x}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận?
- A. 4
- B. 2
- C. 3
- D. 1
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 56428
Hàm số \(y = - \frac{1}{4}{x^4} - 2{x^2} + 2\) có bao nhiêu điểm cực trị?
- A. 2
- B. 1
- C. 0
- D. 3
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 56429
Hàm số \(y = \frac{x}{{{x^2} + 1}}\) có giá trị lớn nhất là M, giá trị nhỏ nhất là m. Tính giá trị biểu thức \(P = {M^2} + {m^2}\).
- A. \(P = \frac{1}{4}\)
- B. \(P = \frac{1}{2}\)
- C. \(P = 2\)
- D. \(P = 1\)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 56430
Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình \({x^2} + mx + 4 = 0\) có nghiệm.
- A. \( - 4 \le m \le 4\)
- B. \(m \le - 4\) hoặc \(m \ge 4\)
- C. \(m \le - 2\) hoặc \(m \ge 2\)
- D. \( - 2 \le m \le 2\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 56437
Hàm số \(y = {x^3} - 9{x^2} + 1\) có hai điểm cực trị là \({x_1},\,{x_2}\). Tính \(x_1+ x_2\).
- A. 6
- B. - 106
- C. 0
- D. - 107
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 57153
Số nghiệm của phương trình \(\frac{{\sin 3x}}{{1 - \cos x}} = 0\) trên đoạn \(\left[ {0;\pi } \right]\) là:
- A. 4
- B. 2
- C. 3
- D. Vô số
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 57154
Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh a, I là trung điểm của AB, hình chiếu S lên mặt đáy là trung điểm H của CI, góc giữa SA và đáy là \(45^0\). Khoảng cách giữa SA và CI bằng:
- A. \(\frac{a}{2}\)
- B. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
- C. \(\frac{{a\sqrt {77} }}{{22}}\)
- D. \(\frac{{a\sqrt 7 }}{4}\)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 57155
Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + mx + 1\) có hai điểm cực trị.
- A. \(m \le 3\)
- B. \(m>3\)
- C. \(m>-3\)
- D. \(m<3\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 57157
Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d có phương trình \(x+y-1=0\) và đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 1\). Ảnh của đường thẳng d qua phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow v = \left( {4;0} \right)\) cắt đường tròn (C) tại hai điểm \(A\left( {{x_1};{y_1}} \right)\) và \(B\left( {{x_2};{y_2}} \right)\). Giá trị \({x_1} + {x_2}\) bằng:
- A. 5
- B. 8
- C. 6
- D. 7
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 57158
Tìm m để hàm số \(y = \frac{1}{{\sqrt {x - m} }} + \sqrt { - x + 2m + 6} \) xác định trên (-1;0):
- A. \( - 6 < m \le - 1\)
- B. \( - 6 \le m < - 1\)
- C. \( - 3 \le m < - 1\)
- D. \( - 3 \le m \le - 1\)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 57159
Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \sqrt {5 - 4x} \) trên đoạn \(\left[ { - 1;1} \right]\) bằng:
- A. 9
- B. 3
- C. 1
- D. \(\frac{{ - 2}}{3}\)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 57161
Hàm số \(y = - \frac{1}{4}{x^4} + 2{x^2} + 2\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
- A. \(\left( { - 2;0} \right)\)
- B. \(\left( {0; + \infty } \right)\)
- C. \(\left( {2; + \infty } \right)\)
- D. \((0;1)\)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 57162
Với giá trị nào của m thì hàm số \(y = {x^3} - 6{x^2} + 9x + m\) có giá trị lớn nhất trên [0;2] bằng - 4?
- A. \(m=-8\)
- B. \(m=-4\)
- C. \(m=0\)
- D. \(m = - \frac{{80}}{{27}}\)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 57164
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số \(y = \frac{{{x^2} + x - 2}}{{{x^2} - 2x + m}}\) có ba đường tiệm cận.
- A. \(m < 1\)
- B. \(m \ne 1\) và \(m \ne -8\)
- C. \(m \le 1\) và \(m \ne -8\)
- D. \(m<1\) và \(m \ne -8\)
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 57166
Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình \({x^2} - m\sqrt {{x^2} + 1} + m + 4 = 0\) có bốn nghiệm phân biệt.
- A. \(m>6\)
- B. \(m \ge 6\)
- C. \(m \in \emptyset \)
- D. \(m \ge 6\) hoặc \(m \le - 2\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 57167
Cho tam giác đều ABC có cạnh 8 cm. Dựng hình chữ nhật MNPQ với cạnh MN nằm trên cạnh BC và hai đỉnh P, Q lần lượt nằm trên cạnh AC, AB của tam giác. Tính BM sao cho hình chữ nhật MNPQ có diện tích lớn nhất.
- A. \(BM = 2cm\)
- B. \(BM = 8\sqrt 3 cm\)
- C. \(BM = 4cm\)
- D. \(BM = 4\sqrt 2 cm\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 57168
Thể tích của khối chóp có diện tích mặt đáy bằng B, chiều cao bằng h được tính bởi công thức:
- A. \(V = \frac{1}{3}B.h\)
- B. \(V = B.h\)
- C. \(V = \frac{1}{2}B.h\)
- D. \(V = 3B.h\)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 57170
Tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{1 + 4x}}{{1 + x}}\) là:
- A. \(I\left( {4; - 1} \right)\)
- B. \(I\left( {-1; 1} \right)\)
- C. \(I\left( {4; 1} \right)\)
- D. \(I\left( {-1; 4} \right)\)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 57173
Đồ thị hình bên là của hàm số nào?
- A. \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\)
- B. \(y = - {x^3} - 3x + 1\)
- C. \(y = {x^3} - 3x + 1\)
- D. \(y = - {x^3} + 3x + 1\)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 57174
Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số \(y = \frac{{4x - 5}}{{x - m}}\) có tiệm cận đứng nằm bên phải trục tung.
- A. \(m<0\)
- B. \(m>0\) và \(m \ne \frac{5}{4}\)
- C. \(m>0\)
- D. \(m>0\) và \(m \ne -\frac{5}{4}\)
-
Câu 41: Mã câu hỏi: 57175
Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau?
- A. 216
- B. 120
- C. 504
- D. 6
-
Câu 42: Mã câu hỏi: 57177
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên R và có đồ thị như hình bên. Phương trình \(f\left( x \right) = \pi \) có bao nhiêu nghiệm thực phân biệt?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 43: Mã câu hỏi: 57178
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = x{\left( {x - 1} \right)^2}\left( {x + 1} \right)\). Hỏi hàm số có bao nhiêu điểm cực trị?
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 0
-
Câu 44: Mã câu hỏi: 57180
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, cạnh bên \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\) và \(SA = a\sqrt 3 \). Khi đó, thể tích của khối chóp bằng:
- A. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
- B. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
- C. \({a^3}\sqrt 3 \)
- D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}\)
-
Câu 45: Mã câu hỏi: 57181
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
- A. Khối tứ diện là khối đa diện lồi.
- B. Khối hộp là khối đa diện lồi.
- C. Lắp ghép hai khối hộp bất kì thì được một khối đa diện lồi.
- D. Khối lăng trụ tam giác là khối đa diện lồi.
-
Câu 46: Mã câu hỏi: 57183
Khối đa diện đều loại {3;4} có số đỉnh, số cạnh và số mặt tương ứng là:
- A. 6, 12, 8
- B. 4, 6, 4
- C. 8, 12, 6
- D. 6, 4, 6
-
Câu 47: Mã câu hỏi: 57184
Cho hàm số \(y = \frac{{x + 2}}{{x - 1}}\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
- A. Hàm số đồng biến trên từng khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\).
- B. Hàm số đồng biến trên \(R\backslash \left\{ 1 \right\}\).
- C. Hàm số nghịch biến trên từng khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\).
- D. Hàm số nghịch biến trên \(R\backslash \left\{ 1 \right\}\).
-
Câu 48: Mã câu hỏi: 57186
Hai đội A và B thi đấu trận chung kết bóng chuyền nữ chào mừng ngày 20 – 10 (trận chung kết tối đa 5 hiệp). Đội nào thắng 3 hiệp trước thì thắng trận. Xác suất đội A thắng mỗi hiệp là 0,4 (không có hòa). Tính xác suất P để đội A thắng trận.
- A. \(P \approx 0,125\)
- B. \(P \approx 0,317\)
- C. \(P \approx 0,001\)
- D. \(P \approx 0,29\)
-
Câu 49: Mã câu hỏi: 57188
Khối tứ diện đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
- A. 3
- B. 4
- C. 6
- D. 9
-
Câu 50: Mã câu hỏi: 57190
Tìm tất cả các giá trị của m để đồ thị hàm số \(y = {x^4} - 2{m^2}{x^2} + 1\) có ba điểm cực trị là ba đỉnh của một tam giác vuông cân.
- A. \(m=1\)
- B. \(m \in \left\{ { - 1;1} \right\}\)
- C. \(m \in \left\{ { - 1;0;1} \right\}\)
- D. \(m \in \left\{ {0;1} \right\}\)