Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 338144
Cho biết quy ước nào là đúng khi nói về cách vẽ đường sức từ của một từ trường?
- A. Các đường sức từ phải có cùng một chiều nhất định
- B. Nơi nào có từ trường mạnh thì đường sức từ dày, còn nơi nào có từ trường yếu thì đường sức từ thưa hơn
- C. Các đường sứ từ phải luôn là những đường cong
- D. Nếu các đường sức từ cắt nhau thì chúng phải cắt nhau ở 2 điểm
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 338146
Phát biểu nào về nam châm, đường sức từ là sai?
- A. Trong các loại nam châm thì chỉ có km nam châm thử là không có đường sức từ vì nó được dùng để xác định chiều của đường sức từ của một từ trường khác
- B. Bất kì nam châm nào cũng có thể vẽ được đường sức từ của chúng
- C. Trong lòng nam châm hình chữ U, đường sức từ là những đoạn thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc sang cực Nam
- D. Với bất kì nam châm có hình dạng như thế nào thì đường sức từ của chúng luôn có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 338150
Hãy cho biết khi đặt một số kim nam châm tự do trên một đường sức từ của một thanh nam châm thẳng. Các kim nam châm sẽ định hướng sao cho:
- A. chúng nam song song nhau
- B. chúng nằm sogn song với thanh nam châm
- C. trục của các kim nam châm tiếp xúc với đường sức từ tại điểm đặt của nam châm
- D. cực Bắc luôn chỉ về hướng Bắc địa lí
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 338153
Xác định điểu nào sau đây là đúng khi nói về đường sức từ?
- A. Tại bất kỳ điểm nào trên đường sức từ, trục của kim nam châm thử luôn tiếp xúc với đường sức từ đó.
- B. Với một nam châm, các đường sức từ không cắt nhau
- C. Ở bên ngoài nam châm thì đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 338155
Đối với từ trường của thanh nam châm thẳng, các đường sức từ có đặc điểm gì?
- A. Không cắt nhau
- B. Có phương song song với thanh nam châm và chiều hướng từ cực Bắc đến cực Nam
- C. Có phương song song và cách đều nhau
- D. Có chiều đi ra từ cực Nam và đi vào cực Bắc của nam châm
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 338158
Hãy cho biết khi loa điện hoạt động, bộ phận nào trong loa trực tiếp phát ra âm thanh?
- A. Màng loa
- B. Cuộn dây
- C. Nam châm điện
- D. Dòng điện
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 338161
Cho các thiết bị kể ra dưới đây, thiết bị nào có sử dụng nam châm điện?
- A. Bóng đèn dây tóc
- B. Bàn là điện
- C. Rơ le điện từ
- D. La bàn
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 338166
Trong các dụng cụ: đi –na – mô xe đạp, bút thử điện, bóng đèn huỳnh quang, la bàn. Dụng cụ nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?
- A. La bàn, bóng đèn huỳnh quang
- B. Bút thử điện
- C. Bút thử điện, đi – na – mô xe đạp
- D. Đi – na – mô xe đạp, la bàn
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 338172
Hãy cho biết lực tương tác giữa thanh nam châm và thanh thép chỉ có thể lá?
- A. lực hút
- B. lực đẩy
- C. lực hấp dẫn
- D. lực đàn hồi
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 338178
Khi đặt hai nam châm gần nhau thì sẽ có hiện tượng gì?
- A. chúng chỉ có thể hút nhau
- B. Chúng chỉ có thể đẩy nhau
- C. chúng có thể truyền từ tính cho nhau giống như truyền nhiệt
- D. chúng có thể tương tác nhau
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 338186
Hãy cho biết từ phổ ở bên ngoài ống dây có dạng giống với từ phổ của?
- A. thanh nam châm thẳng
- B. hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau
- C. nam châm hình chữ U
- D. hai nam châm hình chữ U đặt gần nhau
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 338190
Cho biết khi có dòng điện qua một ống dây thì nó có thể gây ra?
- A. tác dụng từ
- B. tác dụng nhiệt
- C. tác dụng hóa học
- D. cả tác dụng từ, tác dụng nhiệt, tá dụng hóa học
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 338200
Đường sức từ là những đường cong được vẽ dựa theo quy ước nào?
- A. Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm
- B. Có độ mau thưa tùy ý
- C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm
- D. Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 338204
Em hãy cho biết chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?
- A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó.
- B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.
- C. Hướng của lực từ tác dụng lên vụn sắt đặt tại điểm đó.
- D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 338208
Đâu là phát biểu đúng khi nói về đường sức từ, từ phổ?
- A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.
- B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.
- C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.
- D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 338213
Chọn phát biểu đúng khi nói về các cực từ của ống dây có dòng điện chạy qua?
- A. Đầu có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam.
- B. Đầu có tác đường sức từ đi vào là cực Nam, đầu còn lại là cực Bắc.
- C. Hai đầu của ống dây đều là cực Bắc.
- D. Hai đầu của ống dây đều là cực Nam.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 338218
Khi nói về đường sức từ của dòng điện trong ống dây, phát biểu đúng ?
- A. Dạng đường sức từ giống dạng đường sức từ của nam châm thẳng.
- B. Chiều của đường sức từ bên ngoài ống dây xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải.
- C. Các đường sức từ có thể cắt nhau.
- D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 338222
Em hãy cho biết quy tắc nắm tay phải được phát biểu như thế nào?
- A. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều của đường sức từ trong lòng ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.
- B. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
- C. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho ngón tay cái hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay còn lại chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
- D. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái khom lại theo bốn ngón tay chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 338229
Cho biết đâu là quy tắc xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?
- A. Quy tắc bàn tay phải.
- B. Quy tắc bàn tay trái.
- C. Quy tắc nắm tay phải.
- D. Quy tắc nắm tay trái.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 338231
Hãy cho biết nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì?
- A. Chiều của dòng điện trong ống dây.
- B. Chiều của lực điện từ lên nam châm thử.
- C. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây.
- D. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử trong lòng ống dây.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 338239
Chọn phát biểu sai dựa trên thông tin: Có một bếp điện có công suất 880W sử dụng ở đúng hiệu điện thế định mức là 220V.
- A. Công suất tỏa nhiệt của bếp là 880W
- B. Điện trở của bếp là 55 \(\Omega\)
- C. Cường độ dòng điện qua bếp là 4A
- D. Nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong 15 phút là 16,2kJ
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 338243
Khi ta dùng một bếp điện đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 20oC. Sau 20 phút thì nước sôi. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK, hiệu suất của bếp H = 80%. Công suất tỏa nhiệt của bếp điện là:
- A. 70W
- B. 700W
- C. 4200W
- D. 420W
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 338250
Thông tin nào sau đây là đúng? Một dây dẫn làm bằng vonfram có điện trở suất 5,5.10-8\(\Omega m\), tiết diện 0,1mm2 và chiều dài 20m, đặt dưới hiệu điện thế U =22V.
- A. Điện trở của dây là 1,1\(\Omega\)
- B. Cường độ dòng điện qua dây là 20A
- C. Công suất tỏa nhiệt của dây là 440W
- D. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong 30 phút là 19008calo
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 338252
Cho biết một gia đình sử dụng một bóng đèn loại 220V 110W và một bếp điện loại 220V - 800W ở hiệu điện thế 220V. Thông tin nào sau đây là sai?
- A. Cùng một thời gian, điện năng tiêu thụ của bếp điện gấp 8 lần điện năng tiêu thụ của bóng đèn
- B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn nhỏ hơn cường độ dòng điện qua bếp điện 8 lần
- C. Trong 20 phút, nhiệt lượng tỏa ra ở bếp điện là 960kJ
- D. Trong 40 phút, bóng điện tiêu thụ điện năng là 4000J
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 338256
Cho biết một bếp điện gồm hai dây xoắn lò xo giống hệt nhau có thể mắc nối tiếp hay mắc song song, sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Biết điện trở của mỗi dây là 50\(\Omega\) . So sánh công suất tỏa nhiệt của bếp khi mắc song song và khi mắc nối tiếp?
- A. P2 = 2P1
- B. P2 = P1/2
- C. P2 = 4P1
- D. P2 = P1/4
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 338262
Chọn phương án đúng: Một ấm điện có công suất 330W. Khi hoạt động bình thường, dòng điện qua ấm là 1,5A.
- A. Hiệu điện thế định mức của ấm là 220V
- B. Điện trở của ấm là 146,67\(\Omega\)
- C. Trong 1s, điện năng mà ấm tiêu thụ là 330J
- D. Các thông tin A, B và C đều đúng
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 338268
Cho biết tổng công suất điện mà các dụng cụ dùng trong một gia đình là 320W. Biết thời gian sử dụng điện trung bình trong mỗi ngày là 4 giờ. Trong một tháng (30 ngày), gia đình này đã tiêu thụ một lượng điện năng là:
- A. 138240kJ
- B. 34560kJ
- C. 38400kJ
- D. 138240J
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 338273
Cho biết một mạch điện gồm 2 điện trở mắc song song. Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là U = 24V; giá trị các điện trở R1 = R2 = 6\(\Omega\). Thông tin nào sau đây là đúng?
- A. Điện trở tương đương của mạch là 12\(\Omega\)
- B. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là 2A
- C. Trong 20 phút, công của dòng điện sản ra trên đoạn mạch là 230400J
- D. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 96W
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 338275
Cho biết trên một bóng đèn điện có ghi 220V - 100W. Dùng bóng đèn này ở hiệu điện thế 180V. Kết luận nào sai?
- A. Điện trở của dây tóc bóng đèn là 484\(\Omega\)
- B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0,372A
- C. Trong 1 giờ, bóng đèn tiêu thụ điện năng là 100Wh
- D. Bóng đèn sáng yếu hơn so với độ sáng ứng với hiệu điện thế định mức
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 338279
Cho biết kết luận nào sau đây là sai, biết một máy bơm nước được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức là 220V trong 45 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 2025kJ.
- A. Điện trở của máy bơm là 64,54\(\Omega\)
- B. Cường độ dòng điện qua máy bơm là 3,41A
- C. Công suất tiêu thụ của máy bơm là 750W
- D. Nếu máy bơm chạy trong 1 giờ thì điện năng tiêu thụ là 3037,5J
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 338285
Đặt giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế không đổi U=12V người ta mắc nối tiếp điện trở R1=25\(\Omega\) và một biến trở có điện trở lớn nhất là R2. Mắc thêm 1 đèn (6V-3W) song song với điện trở R1 trong mạch trên. Điều chỉnh biến trở để đèn sáng bình thường tính điện trở biến trở khi đó.
- A. \(2,12\rm{\Omega }\)
- B. \(8,12\rm{\Omega }\)
- C. \(6,12\rm{\Omega }\)
- D. \(4,12\rm{\Omega }\)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 338289
Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế không đổi U=12V người ta mắc nối tiếp điện trở R1=25om và một biến trở có điện trở lớn nhất là R2. Biến trở R2 là 1 dây dẫn đồng chất có tiết diện S=0.06mm2 có điện trở suất là 0,5.10-6mm. Hãy tính chiều dài của dây dẫn quấn quanh biến trở?
- A. 1m
- B. 1,2m
- C. 2m
- D. 1,8m
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 338293
Cho một đoạn mạch gồm hai điện R1 và R2 = 1,5R mắc nối tiếp với nhau. Cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này thì thấy hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 3V. Xác định điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu?
- A. 1,5(V)
- B. 5,5(V)
- C. 3,5(V)
- D. 7,5(V)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 338300
Cho dòng điện chạy qua một dây dẫn có cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 12V. Để dòng điện này có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng là 0,6I1 thì phải đặt vào hai đầu dây dẫn này một hiệu điện thế bao nhiêu?
- A. 4,8V
- B. 3,8V
- C. 2,8V
- D. 5,8V
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 338304
Ta đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là:
- A. 2V
- B. 3v
- C. 4v
- D. 5v
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 338308
Hãy cho biết đâu là đơn vị của công suất điện?
- A. Jun (J)
- B. Oat (W)
- C. Oat.giây (Ws)
- D. Kilooat giờ (kWh)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 338316
Điều nào là đúng khi nói về công suất của dòng điện?
- A. Công suất của dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của dòng điện.
- B. Công suất của dòng điện được đo bằng công của dòng điện thực hiện được trong một giây.
- C. Công suất của dòng điện trong 1 đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ với cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch đó.
- D. Cả ba phát biẻu đều đúng.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 338322
Dựa trên công thức tính công suất hao phí, đề giảm hao phí khi truyền tải điện năng đi xa, ta chọn phương án đúng?
- A. Giảm R, giảm U.
- B. Giảm R, tăng U.
- C. Tăng R, giảm U.
- D. Tăng R, tăng U.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 338324
Cho biết nếu giảm hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây dẫn sẽ thay đổi như thế nào?
- A. giảm lên 10 000 lần
- B. tăng lên 100 lần
- C. giảm đi 100 lần.
- D. tăng đi 10 000 lần.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 338328
Cho biết khi truyền tải điện năng đi xa, để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện người ta thường dùng cách nào?
- A. tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn điện.
- B. giảm điện trở của dây dẫn.
- C. giảm công suất của nguồn điện.
- D. tăng tiết diện của dây dẫn.