Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 420815
Chữ tín là gì?
- A. Sự kì vọng vào người khác.
- B. Sự tự tin vào bản thân mình.
- C. Sự tin tưởng giữa người với người.
- D. Sự tin tưởng giữa những người bạn thân.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 420816
Giữ chữ tín là gì?
- A. Luôn yêu thương và tôn trọng mọi người.
- B. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.
- C. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
- D. Coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 420820
Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ:
- A. Nhận được sự tin tưởng của người khác.
- B. Khó hợp tác với nhau trong công việc.
- C. Mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa.
- D. Chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 420824
Hành động nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?
- A. Đến trễ so với thời gian đã hẹn.
- B. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- C. Lời nói không đi đôi với việc làm.
- D. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 420828
Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về chữ tín?
- A. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- B. Chữ tín quý hơn vàng mười.
- C. Học bài nào, xào bài nấy.
- D. Lời nói gió bay.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 420833
Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên:
- A. Đoàn kết.
- B. Giữ chữ tín.
- C. Tự giác học tập.
- D. Tiết kiệm.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 420838
Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?
- A. Giữ chữ tín là lối sống gây sự gò bó và khó chịu cho mọi người.
- B. Giữ chữ tín giúp ta có thêm ý chí, nghị lực để hoàn thiện bản thân.
- C. Chỉ những người trưởng thành mới cần giữ chữ tín, học sinh không cần.
- D. Người giữ chữ tín sẽ bị người khác lợi dụng và phải chịu nhiều thiệt thòi.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 420841
Chị P và chị C chung nhau mở cửa hàng bán rau. Nhiều lần, chị C đề nghị nhập thêm rau không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, màu sắc tươi mới nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị P nhất quyết không đồng ý. Trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có ý thức giữ chữ tín trong kinh doanh?
- A. Chị C.
- B. Chị P.
- C. Chị C và P.
- D. Không có nhân vật nào.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 420846
Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hóa vật thể và ...
- A. Di sản văn hóa vật chất.
- B. Di sản văn hoá phi vật thể.
- C. Danh lam thắng cảnh.
- D. Di vật, bảo vật quốc gia.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 420852
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “….. là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”.
- A. Di sản văn hóa.
- B. Truyền thống quê hương.
- C. Bản sắc văn hóa.
- D. Truyền thống dân tộc.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 420856
Nhã nhạc cung đình Huế được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?
- A. Di sản văn hóa vật thể.
- B. Di sản văn hóa phi vật thể.
- C. Di sản văn hóa vật chất.
- D. Di sản thiên nhiên.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 420862
Phố cổ Hội An (Quảng Nam) được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?
- A. Di sản thiên nhiên.
- B. Di sản văn hóa phi vật thể.
- C. Di sản hỗn hợp.
- D. Di sản văn hóa vật thể.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 420871
Câu ca dao dưới đây đề cập đến di sản văn hóa nào của nhân dân Việt Nam?
“Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây”
- A. Đền Hùng (Phú Thọ).
- B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
- C. Thành Cổ Loa (Hà Nội).
- D. Đền Gióng (Hà Nội).
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 420878
Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?
- A. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- C. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện với cơ quan chức năng.
- D. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 420884
Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
- A. Anh T tham gia câu lạc bộ hát dân ca quan họ của tỉnh.
- B. Chị M vận chuyển trái phép cổ vật, bảo vật… ra nước ngoài.
- C. Bạn X có hành vi vứt rác tại danh thắng Vịnh Hạ Long.
- D. Bà K tuyên truyền sai lệch về di tích lịch sử của địa phương.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 420892
Trong một lần đi tham quan di tích Cột cờ Hà Nội, thấy trên bức tường, bia di tích có những nét khắc, nét vẽ chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến tham quan. Bạn T tỏ thái độ phê phán những việc làm đó. Ngược lại, bạn Q cho rằng việc khắc tên lên bia đá là một cách lưu lại dấu ấn của du khách. Bạn P cũng đồng tình với ý kiến của Q, bên cạnh đó, P còn rủ Q cùng khắc tên lên tường thành cổ. Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào chưa có ý thức bảo vệ di sản văn hóa?
- A. Bạn P.
- B. Bạn Q.
- C. Bạn P và Q.
- D. Bạn T.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 420896
Phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Căng thẳng.
- B. Yếu đuối.
- C. Suy nhược.
- D. Ốm yếu.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 420900
Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của căng thẳng?
- A. Sinh hoạt hằng ngày (ăn, ngủ,…) bị đảo lộn.
- B. Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.
- C. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng,…
- D. Tinh thần phấn khởi, vui tươi, đầu óc tỉnh táo.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 420909
Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở lứa tuổi học sinh là do:
- A. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
- B. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
- C. Tự tạo áp lực cho bản thân.
- D. Áp lực học tập, thi cử.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 420916
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của tâm lý căng thẳng?
- A. Tác động xấu đến sức khỏe.
- B. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.
- C. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.
- D. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 420924
Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật P trong tình huống sau:
Gia đình P vừa chuyển đến một căn hộ chung cư. Cạnh nhà P có một bạn trẻ đam mê nhạc rock và đánh trống. P sang nhà bạn hàng xóm và nói: “Bạn đừng làm ồn nữa”. Bạn hàng xóm đáp: “Mình chơi nhạc ở nhà mình chứ có qua nhà bạn đâu?”. Cứ thế, tiếng trống làm cho P khó ngủ và không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Trưa nay, tiếng trống lại vang lên, P tức giận hét to: “Sao khó chịu thế này!”.
- A. Tiếng ồn từ nhà hàng xóm.
- B. P bị bạn bè xa lánh, kì thị.
- C. Gia đình P có hoàn cảnh khó khăn.
- D. Kết quả học tập của P không cao.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 420932
Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật H trong tình huống sau:
Đến tuổi dậy thì, da mặt hay nổi mụn khiến H cảm thấy thiếu tự tin. Có hôm H bảo với N: “Tớ không muốn đi học nữa đâu, tớ ngại gặp mọi người lắm!”.
- A. Gia đình H khó khăn nên H phải nghỉ học ở nhà.
- B. Kết quả học tập của H không cao.
- C. Sự thay đổi ngoại hình của H khi đến tuổi dậy thì.
- D. Vì nhà nghèo nên H bị bạn bè trong lớp cô lập.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 420947
Khi rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Vùi đầu vào học tập để quên đi nỗi buồn.
- B. Vận động thể chất, yêu thương bản thân.
- C. Trốn trong phòng, không tâm sự với ai.
- D. Khóc và âm thầm chịu đựng nỗi buồn.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 420950
Sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người được hiểu là:
- A. Lòng tự trọng.
- B. Lòng trung thực.
- C. Chữ tín.
- D. Giữ chữ tín.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 420958
Chị H và chị K chung nhau mở cửa hàng bán mĩ phẩm. Nhiều lần, chị H đề nghị nhập thêm mĩ phẩm không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, mẫu mã bắt mắt nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị K nhất quyết không đồng ý.
Trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có ý thức giữ chữ tín trong kinh doanh?
- A. Chị H.
- B. Chị K.
- C. Chị H và K.
- D. Không có nhân vật nào.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 420963
Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền:
- A. Từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- B. Từ quốc gia này sang quốc gia khác.
- C. Từ địa phương này sang địa phương khác.
- D. Từ dân tộc này sang dân tộc khác.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 420967
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?
- A. Di sản văn hóa vật thể.
- B. Di sản văn hóa phi vật thể.
- C. Di sản văn hóa vật chất.
- D. Di sản thiên nhiên.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 420973
Cổng Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng (Thừa Thiên Huế) được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?
- A. Di sản thiên nhiên.
- B. Di sản văn hóa phi vật thể.
- C. Di sản hỗn hợp.
- D. Di sản văn hóa vật thể.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 420977
Câu ca dao dưới đây đề cập đến di sản văn hóa nào của nhân dân Việt Nam?
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
- A. Nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ.
- B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương.
- D. Nghi lễ Then của dân tộc Tày, Nùng, Thái.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 420988
Hành vi nào sau đây không phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
- A. Ông B cất giấu số cổ vật mà mình tìm được khi đào móng nhà.
- B. Chị M tích cực quảng bá di sản văn hóa quê hương tới bạn bè quốc tế.
- C. Tập thể lớp 7A tham gia quét dọn khu di tích lịch sử tại địa phương.
- D. Nghệ nhân K mở lớp học để truyền lại kĩ thuật hát ca trù cho thế hệ trẻ.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 420996
Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật T trong tình huống sau:
Bố T thường xuyên uống rượu say rồi về nhà đánh đập hai mẹ con T. Tay chân T lúc nào cũng thâm tím vì những trận đòn roi của bố. Bị đánh, mắng nhiều nên T luôn bị ám ảnh về hình ảnh say xỉn của bố và những giọt nước mắt của mẹ.
- A. T phải đối mặt với tình trạng bạo lực gia đình..
- B. T phải đối mặt với tình trạng bạo lực học đường.
- C. Gia đình T có hoàn cảnh khó khăn, T phải nghỉ học.
- D. Dù đã rất cố gắng nhưng kết quả thi của T không cao.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 420999
Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật H trong tình huống sau:
Do tình hình dịch bệnh Covid-19, H phải học trực tuyến qua điện thoại, máy tính trong thời gian dài. Nhà H có hai chị em, không gian trong nhà lại chật hẹp nên ngoài việc học, H chỉ xem chương trình truyền hình hoặc điện thoại, máy tính chứ không vận động được nhiều. Dạo gần đây, H cảm thấy khó tập trung và tính cách trở nên bực bội, khó chịu hơn.
- A. Gia đình H khó khăn nên H phải nghỉ học ở nhà.
- B. Kết quả học tập của H không cao.
- C. Không gian sống bí bách, thiếu sự tương tác với mọi người.
- D. Vì nhà nghèo nên H bị bạn bè trong lớp cô lập.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 421002
Khi rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí, em không nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Tăng cường tập thể dục, thể thao.
- B. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.
- C. Tâm sự với bạn bè, người thân, thầy cô giáo.
- D. Xem phim hoặc nghe nhạc để thư giãn.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 421008
Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về chữ tín?
- A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- B. Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.
- C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
- D. Thương người như thể thương thân.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 421013
Câu tục ngữ “nói một đằng, làm một nẻo” mang hàm ý phê phán sự:
- A. Kém cỏi.
- B. Thất tín.
- C. Keo kiệt.
- D. Đố kị.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 421023
“Ăn lấy chắc, mặc lấy bền”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Những câu tục ngữ trên dạy ta đức tính gì?
- A. Trung thực.
- B. Tự trọng.
- C. Tự chủ.
- D. Giản dị.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 421030
Khi rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí, em không nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Tăng cường tập thể dục, thể thao.
- B. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.
- C. Tâm sự với bạn bè, người thân, thầy cô giáo.
- D. Xem phim hoặc nghe nhạc để thư giãn.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 421035
Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?
- A. Đầu óc tỉnh táo, tập trung tinh thần.
- B. Nét mặt tươi vui, phấn khởi.
- C. Tinh thần thoải mái, thư giãn.
- D. Dễ nổi cáu, bực bội, nóng tính.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 421039
Câu tục ngữ nào nói về việc kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- C. Giấy rách phải giữ lấy lề.
- D. Một nắm khi đói bằng một gói khi no.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 421042
Trong dòng họ của Mai chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Mai xấu hổ, tự ti về dòng họ và không bao giờ giới thiệu dòng họ của mình với bạn bè. Những biểu hiện đó thể hiện Mai là người như thế nào? Mai không biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- A. Mai là người tự trọng.
- B. Mai không biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- C. Mai là người trung thực.
- D. Mai là người biết xây dựng gia đình văn hóa.