Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 354933
Cho thí nghiệm: Lấy 1 thanh nhựa cọ xát vào 1 miếng len. Hãy cho biết kết quả nào là đúng?
- A. Chỉ có thanh nhựa bị nhiễm điện, còn miếng len thì không bị nhiễm điện
- B. Chỉ có miếng len bị nhiễm điện, còn thanh nhựa thì khôn bị nhiễm điện
- C. Cả thanh nhựa và miếng len đều bị nhiễm điện
- D. Không có vật nào bị nhiễm điện
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 354934
Hãy cho biết đâu là phát biểu đúng khi nói về các vật đã bị nhiễm điện?
- A. Vật nhiễm điện không tác dụng lực đẩy lên các vật không nhiễm điện
- B. Vật nhiễm điện có thể hút được các mẩu giấy nhỏ
- C. Vật nhiễm điện có thể làm loé sáng bóng đèn của bút thử điện
- D. Các phát biểu A, B, C đều đúng
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 354935
Cho biết các trường hợp sau đây, trường hợp nào có liên quan đến sự nhiễm điện của các vật?
- A. Chiếc lược nhựa hút các mẩu giấy vụn
- B. Thanh nam châm hút 1 vật bằng sắt
- C. Mặt Trời và Trái Đất hút lẫn nhau
- D. Giấy thấm hút mực
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 354936
Khi nói về sự nhiễm điện do cọ xát đâu là phát biểu đúng?
- A. Mọi vật sau khi cọ xát với vật khác (khác về chất cấu tạo nên vật ) nói chung đều bị nhiễm điện.
- B. Chiếc thước nhựa sau khi cọ sát có thể hút được các vật nhẹ khác.
- C. Mảnh pôliêtilen sau khi cọ xát với mảnh len hút được các mẩu giấy nhỏ ( khi chúng đặt gần nhau).
- D. Các phát biểu A, B, C, đều đúng
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 354937
Hãy cho biết đâu là phát biểu đúng khi nói về vật nhiễm điện?
- A. Vật nhiễm điện là vật có khả năng đẩy và hút các vật nhẹ khác
- B. Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật nhẹ khác
- C. Vật nhiễm điện là vật có khả năng đẩy các vật nhẹ khác
- D. Vật nhiễm điện là vật không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 354938
Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về 1 vật sau khi cọ xát với vật khác?
- A. Có khối lượng lớn hơn
- B. Có thể trở thành một nam châm
- C. Có nhiệt độ giảm dần
- D. Các phát biểu A, B, C, đều sai
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 354939
Cho biết: Qui ước nào sau đây về điện tích dương là đúng?
- A. Điện tích ở các thanh kim loại sau khi cọ xát với nhau là điện tích dương.
- B. Điện tích ở các thanh êbônít đã cọ xát với lông thú là điện tích dương.
- C. Điện tích ở các thanh thuỷ tinh đã cọ xát với lụa là điện tích dương.
- D. Điện tích ở miếng vải lụa sau khi cọ xát với thanh thuỷ tinh là điện tích dương
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 354940
Có các nhận xét sau về hai loại điện tích, cho biết đâu là nhận xét đúng?
- A. Khi cọ xát hai vật, nếu vật A nhiễm điện tích dương thì vật B sẽ nhiễm điện tích âm.
- B. Một vật bị nhiễm điện sẽ có khả năng hút các vật nhẹ.
- C. Một vật nếu khi cọ xát xào vật A thì nó bị nhiễm điện dương, cũng vật ấy khi cọ xát vào vật B sẽ nhiễm điện âm.
- D. Hai vật đẩy nhau chứng tỏ hai vật bị nhiễm điện cùng dấu nhau.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 354941
Đâu là nhận xét không đúng khi nói về điện tích trong các trường hợp sau?
- A. Khi một vật có thể hút các vật khác, ta nói vật đó bị nhiễm điện.
- B. Một vật bị nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác.
- C. Một vật bị nhiễm điện có khả năng truyền điện tích qua các vật khi chúng tiếp xúc nhau.
- D. Một vật bị nhiễm điện đẩy 1 vật thứ 2, ta nói vật thứ 2 nhiễm điện cùng loại với vật thứ 1.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 354942
Đâu là nhận xét đúng: Ta biết chỉ có hai loại điện tích (điện tích âm và điện tích dương)?
- A. Vật nhiễm điện âm thì chỉ mang các điện tích âm.
- B. Vật nhiễm điện dương thì chỉ mang các điện tích dương.
- C. Vật trung hòa không chứa các điện tích.
- D. Không có câu nào đúng.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 354943
Cho biết có hai vật giống hệt nhau, nhiễm điện trái dấu: vật A nhiễm điện dương, vật B nhiễm điện âm. Cho hai vật tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra. Tìm phát biểu không đúng:
- A. Sau khi tách ra, hai vật đều có điện tích dương nếu ban đầu điện tích dương của A lớn hơn trị số tuyệt đối điện tích âm của vật B.
- B. Sau khi tách ra, hai vật đều có điện tích âm nếu ban đầu điện tích dương của A nhỏ hơn trị số tuyệt đối điện tích âm của vật B.
- C. Sau khi tách ra, cả hai vật đều trung hòa điện nếu ban đầu điện tích dương của vật A bằng trị số tuyệt đối điện tích âm của vật B.
- D. Không có nhận xét nào đúng.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 354944
Cho biết có ba vật giống hệt nhau bị nhiễm điện. Khi đặt vật C tại trung điểm của hai vật A, B người ta thấy vật C nằm yên. Nếu xem lực hút hoặc đẩy giữa hai vật A và C, B và C. Tìm kết luận đúng
- A. Ba vật đã cho nhiễm điện cùng dấu
- B. Vật A và B nhiễm điện cùng dấu và trái dấu với vật C
- C. Vật A và C nhiễm điện cùng dấu và trái dấu với vật B
- D. A và B đều đúng
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 354945
Chọn phương án đúng, hoàn thành câu: Chiều dòng điện là chiều …………..
- A. chuyển dời có hướng của các điện tích.
- B. dịch chuyển của các electron
- C. từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.
- D. từ cực âm qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 354946
Cho bài toán: Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc song song. Cường độ dòng điện qua hai đèn lần lượt là 0,3A và 0,4A. Cường độ dòng điện mạch chính có giá trị là:
- A. I = 0,1A
- B. I = 0,7A
- C. I = 0,4A
- D. I = 0,35A
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 354947
Cho bài toán: Có hai bóng đèn 1 và 2 được mắc song song với nhau và nối với nguồn điện, nếu bóng đèn 2 bị đứt dây tóc thì?
- A. Bóng đèn 1 cũng bị đứt dây tóc theo.
- B. Độ sáng của bóng đèn 1 tăng lên.
- C. Bóng đèn 1 không sáng do mạch hở.
- D. Bóng đèn 1 vẫn sáng bình thường.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 354948
Em hãy cho biết sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì sao?
- A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
- B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
- C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
- D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 354949
Hãy cho biệt vật nào sau đây dẫn điện?
- A. Bức tường
- B. Dây chuuyền bạc
- C. Đoạn dây nhựa
- D. Thanh thủy tinh
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 354950
Cho biết cần đo hiệu điện thế giữa hai cực một nguồn điện phải mắc vôn kế ra sao?
- A. Nối tiếp với nguồn điện
- B. Phía trước nguồn điện
- C. Song song với nguồn điện
- D. Phía sau nguồn điện
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 354951
Chọn đáp án đúng: Có một nguồn điện 12V và một số bóng đèn, mỗi bóng ghi 3V. Để đèn sáng bình thường thì phải mắc?
- A. 3 bóng đèn mắc nối tiếp
- B. 4 bóng đèn mắc nối tiếp
- C. 12 bóng đèn mắc nối tiếp
- D. 6 bóng đèn mắc nối tiếp
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 354952
Em hãy cho biết: Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về nguồn điện?
- A. Bất kì nguồn điện nào cũng có hai cực: cực dương và cực âm.
- B. Nguồn điện dùng để tạo ra và duy trì dòng điện lâu dài trong vật dẫn.
- C. Trong nguồn điện có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng, hoặc hóa năng, hoặc nhiệt năng thành điện năng.
- D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 354953
Hãy cho biết một học sinh nối 2 cực của 1 viên pin với 1 bóng đèn nhỏ thấy đèn không sáng. Theo em, những nguyên nhân nào có thể dẫn đến hiện tượng trên?
- A. Dây tóc bóng đèn có thể bị đứt
- B. Dây nối pin với bóng đèn có thể bị đứt ngầm bên trong
- C. Pin đã quá cũ, không còn khả năng tạo ra dòng điện
- D. Những nguyên nhân trên đều có thể xảy ra
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 354954
Hãy cho biết so sánh nào sai khi nói về tác dụng của 1 viên pin trong đèn pin và 1 ắc quy dùng trong xe máy?
- A. Giống: Cùng tạo ra dòng điện
- B. Giống: Đều có hai cực là cực âm và cực dương
- C. Khác: ắc quy có kích thước lớn hơn và sử dụng được lâu hơn
- D. Các so sánh trên đều đúng
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 354955
Cho biết có các thiết bị sau đây: Đèn pin; Xe gắn máy, Đài (Rađiô), Máy hút bụi, Đèn điện để bàn, Điện thoại di động, thiết bị nào có sử dụng pin khi hoạt động?
- A. Chỉ có đèn pin, đài (có thể dùng pin), điện thoại di động
- B. Chỉ có đèn pin
- C. Chỉ có đèn pin, đài, máy hút bụi, điện thoại di động
- D. Tất cả các dụng cụ trên dùng pin khi hoạt động
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 354956
Em hãy cho biết khi mua 1 nguồn điện như pin hay ắc quy mới, ta quan tâm đến vấn đề nào?
- A. Khả năng cung cấp điện mạnh hay yếu
- B. Pin (hay ắc quy) có đẹp không
- C. Pin (hay ắc quy) càng lớn càng tốt
- D. Pin (hay ắc quy) càng nhỏ càng tốt
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 354957
Chọn đáp án đúng: Khi nối 2 cực của 1 viên pin với 1 bóng đèn pin nhỏ bằng dây dẫn thấy bóng đèn sáng. Hỏi hiện tượng gì sẽ xảy ra như thế nào nếu ta đảo chiều hai cực của pin?
- A. Bóng đèn không sáng
- B. Bóng đèn sáng hơn lúc ban đầu
- C. Bóng đèn vẫn sáng như lúc đầu
- D. Bóng đèn sáng yếu hơn lúc đầu
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 354958
Hãy cho biết đâu là phát biểu nào sai khi nói về chất dẫn điện và chất cách điện?
- A. Các kim loại là những chất dẫn điện
- B. Những chất tạo thành vật mà điện tích không thể truyền qua gọi là chất cách điện
- C. Các dung dịch muối, axit, bazơ là những chất dẫn điện
- D. Những chất tạo thành vật mà điện tích có thể truyền qua gọi là chất cách điện
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 354959
Khi nói về sự truyền điện tích em hãy cho biết điều nào không đúng?
- A. Điện tích có thể truyền qua các vật làm bằng chất cách điện
- B. Điện tích không thể truyền qua các vật bằng sứ, nhựa, thuỷ tinh
- C. Điện tích có thể truyền qua các vật làm bằng chất dẫn điện
- D. Điện tích có thể truyền qua các vật làm bằng kim loại
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 354960
Xác định điều nào sau sai khi nói về sự truyền điện tích?
- A. Điện tích có thể truyền qua các vật làm bằng chất cách điện
- B. Điện tích không thể truyền qua các vật bằng sứ, nhựa, thuỷ tinh
- C. Điện tích có thể truyền qua các vật làm bằng chất dẫn điện
- D. Điện tích có thể truyền qua các vật làm bằng kim loại
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 354961
Hãy cho biết: Tại sao nói kim loại là chất dẫn điện tốt?
- A. Vì kim loại là vật đắt tiền
- B. Vì kim loại thường có khối lượng riêng lớn
- C. Vì trong kim loại có nhiều electron tự do
- D. Các lí do A, B, C đều đúng
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 354962
Chọn đáp án đúng: Điều nào sai khi nói về điện tích của các hạt trong nghuyên tử và trong kim loại?
- A. Trong nguyên tử, hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm
- B. Các hạt trong nguyên tử không mang điện tích
- C. Trong kim loại, dòng điện chính là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do
- D. Trong kim loại, các electron tự do mang điện tích âm
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 354963
Hãy cho biết đâu là mô tả không đúng khi mô tả về chiếc phích cắm điện?
- A. Hai chốt cắm làm bằng chất không cho dòng điện chạy qua
- B. Vỏ nhựa của phích làm bằng chất cách điện
- C. Vỏ dây điện làm bằng nhựa, đó là chất cách điện
- D. Lõi của dây điện làm bằng kim loại, đó là chất dẫn điện tốt
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 354964
Xác định đâu là ý kiến đúng khi nói về electron tự do?
- A. Electron tự do là electron nằm trong nguyên tử nhưng không bị hạt nhân hút
- B. Electron tự do là electron nằm trong hạt nhân của nguyên tử
- C. Electron tự do là electron đã tách rời khỏi nguyên tử và chúng chuyển động 1 cách tự do
- D. Các phát biểu A, B, C đều đúng
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 354965
Khi nói về các vật cách điện, theo em đâu là nhận xét đúng?
- A. Vật cách điện là vật không cho dòng điện chạy qua
- B. Trong vật cách điện có rất ít các electron tự do
- C. Vật cách điện là vật mà các điện tích không thể tự do di chuyển
- D. Các phát biểu A, B, C đều đúng
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 354966
Đâu là nhận xét đúng khi nói về vật dẫn điện?
- A. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện chạy qua
- B. Vật dẫn điện là vật có các hạt mang điện bên trong
- C. Vật dẫn điện là vật có khả năng nhiễm điện
- D. Vật nhiễm điện là vật có khả năng nhiễm điện
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 354967
Đâu là câu trả lời không đúng cho biết khi các dụng cụ mắc nối tiếp thì?
- A. Cường độ dòng điện qua các dụng cụ điện bằng nhau
- B. Hiệu điện thế ở hai đầu các dụng cụ điện là như nhau nếu các dụng cụ điện hoàn toàn như nhau.
- C. Nếu dòng điện không đi qua dụng cụ điện này thì cũng không đi qua dụng cụ điện kia
- D. Cường độ dòng điện qua các dụng cụ điện không bằng nhau.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 354968
Hãy xác định vai trò của sơ đồ mạch điện?
- A. Giúp ta có thể mắc đúng mạch điện như yêu cầu
- B. Giúp ta có thể kiểm tra và sửa chữa mạch điện được dễ dàng
- C. Có thể mô tả được mạch điện 1 cách đơn giản
- D. Các câu A, B, C đều đúng
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 354969
Cho biết đâu là phát biểu đúng khi nói về chiều dòng điện trong 1 mạch điện có dùng nguồn điện là pin?
- A. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin
- B. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin
- C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau 1 thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại
- D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 354970
Cho biết: Trong 1 mạch điện thắp sáng bóng đèn có thể đóng hay tắt, cần phải có dụng cụ và thiết bị nào?
- A. Chỉ cần dây dẫn và bóng đèn
- B. Chỉ cần bóng đèn, nguồn điện và dây dẫn
- C. Chỉ cần bóng đèn, nguồn điện, công tắc và dây dẫn
- D. Chỉ cần bóng đèn và nguồn điện
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 354971
Em hãy cho biết trong một mạch kín, để có dòng điện chạy qua trong mạch thì trong mạch điện nhất thiết phải có bộ phận nào?
- A. Nguồn điện
- B. Bóng đèn
- C. Công tắc
- D. Dây dẫn
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 354972
Đâu là phát biểu không đúng: Cho nguồn điện nối với dây dẫn và bóng đèn thành mạch kín?
- A. Electron tự do trong dây dẫn dịch chuyển về phía cực dương của nguồn điện.
- B. Dòng điện đi từ cực dương của nguồnđiện, qua bóng đèn đến cực âm của nguồn.
- C. Electron tự do chuyển động ngược chiều dòng điện trong dây dẫn.
- D. Electron tự do chuyển động cùng chiều dòng điện trong dây dẫn.