Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 235496
Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là:
- A. Rất đều.
- B. Đều.
- C. Không đều.
- D. Rất không đều.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 235497
Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là:
- A. Alaxca và Bắc Canada.
- B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.
- C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.
- D. Mê-hi-cô và Alaxca.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 235498
Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắng liền với quá trình:
- A. Di dân.
- B. Chiến tranh.
- C. Công nghiệp hóa.
- D. Tác động thiên tai.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 235499
Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở:
- A. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
- B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương.
- C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.
- D. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 235500
Hướng thay đổi cấu trúc công nghiệp của vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương hiện nay là tập trung phát triển:
- A. Các ngành công nghiệp truyền thống.
- B. Các ngành dịch vụ.
- C. Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
- D. Cân đối giữa nông, công nghiệp và dịch vụ.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 235501
Càng vào sâu trong lục địa thì:
- A. Đô thị càng dày đặc.
- B. Đô thị càng thưa thớt.
- C. Đô thị quy mô càng nhỏ.
- D. Đô thị quy mô càng lớn.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 235502
Mê-hi-cô là nước tiến hành công nghiệp hóa:
- A. Rất muộn.
- B. Muộn.
- C. Sớm.
- D. Rất sớm.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 235503
Các đô thị trên trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ là:
- A. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Lốt-An-giơ-lét.
- B. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Xan-di-a-gô.
- C. Niu-I-ooc, Lốt-An-giơ-lét và Xan-di-a-gô.
- D. Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-cô City và Si-ca-gô.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 235504
Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp và hình thành nên:
- A. Các khu công nghiệp tập trung.
- B. Hình thành các dải siêu đô thị.
- C. Hình thành các vùng công nghiệp cao.
- D. Hình thành các khu ổ chuột.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 235505
Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông do:
- A. Sự phát triển kinh tế.
- B. Sự phân hóa về tự nhiên.
- C. Chính sách dân số.
- D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 235506
Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung Mĩ và Nam Mĩ?
- A. Các hộ nông dân.
- B. Các đại điền chủ.
- C. Các hợp tác xã.
- D. Các công ti tư bản nước ngoài.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 235507
Trung Mĩ và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về ngành:
- A. Sản lượng lúa gạo
- B. Doanh thu du lịch
- C. Công nghiệp hóa
- D. Đô thị hóa
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 235508
Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở vừng nào châu Mĩ?
- A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
- B. Quần đảo Ảng-ti.
- C. Eo đất phía tây Trung Mĩ.
- D. Miền núi An-đét.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 235509
Các đồng bằng Nam Mĩ xếp theo thứ tự từ Nam tới Bắc lần lượt là:
- A. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn
- B. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.
- C. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.
- D. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 235510
Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống dãy Coóc-đi-e và dãy An-đét là:
- A. Hướng phân bố núi.
- B. Tính chất trẻ của núi.
- C. Chiều rộng và độ cao của núi.
- D. Thứ tự sắp xếp địa hình.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 235511
Ngành công nghiệp phát triển mạnh ở vùng "Vành đai Mặt Trời" là gì?
- A. Dệt và thực phẩm.
- B. Khai thác than, sắt, dầu mỏ.
- C. Luyện kim và cơ khí.
- D. Điện tử và hàng không vũ trụ.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 235512
Đặc điểm nào không phải hạn chế của nền nông nghiệp của khu vực Bắc Mỹ?
- A. Ô nhiễm môi trường.
- B. Nền nông nghiệp tiến tiến
- C. Giá thành cao.
- D. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 235513
Dân cư ngày càng chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở:
- A. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương.
- B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương.
- C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.
- D. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 235514
Hệ thống dãy núi Cooc-đi-ê theo hướng nào dưới đây?
- A. Đông – Tây.
- B. Tây Bắc – Đông Nam.
- C. Bắc – Nam.
- D. Đông Bắc – Tây Nam.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 235515
Chủ nhân của vùng châu Mĩ là người thuộc chủng tộc nào?
- A. Nê-grô-ít
- B. Môn-gô-lô-ít
- C. Ơ-rô-pê-ô-ít
- D. Ôt-xtra-lo-it
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 235602
“Tân thế giới” là tên gọi khác của châu lục nào?
- A. Châu Mĩ.
- B. Châu Á.
- C. Châu Âu.
- D. Châu Phi.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 235603
Vùng đất Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão, lũ
- A. Miền núi phía tây.
- B. Ven biển Thái Bình Dương.
- C. Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.
- D. Khu vực phía bắc Hồ Lớn.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 235604
Ở Bắc Mĩ có hai vùng thưa dân, đó là những vùng nào?
- A. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.
- B. Alaxca và Bắc Canada.
- C. Mê-hi-cô và Alaxca.
- D. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 235605
Quốc gia nào dưới đây có tỷ lệ dân cư tham gia hoạt động nông nghiệp ít nhất ở vùng Bắc Mĩ?
- A. Canada.
- B. Bra-xin
- C. Mê-hi-cô.
- D. Hoa Kì.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 235606
Ngành công nghiệp nào của Mê-hi-cô có ưu thế phát triển nhất?
- A. Dệt, thực phẩm,
- B. Khai khoáng, luyện kim.
- C. Cơ khí và điện tử.
- D. Khai khoáng và chế biến lọc dầu.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 235607
Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, so với Bắc Mĩ thì:
- A. Trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ.
- B. Trung và Nam Mĩ có diện tích bằng diện tích Bắc Mĩ.
- C. Trung và Nam Mĩ có diện tích lớn hơn Bắc Mĩ.
- D. Khó so sánh với nhau vì diện tích Bắc Mĩ luôn biến động.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 235608
Quốc gia nào dưới đây có diện tích hẹp ngang nhất ở Trung và Nam Mỹ?
- A. Angentina.
- B. Bra-xin.
- C. Pa-na-ma.
- D. Chi lê.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 235609
Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất ở Nam Mĩ?
- A. Ôn đới
- B. Cận xích đạo
- C. Núi cao.
- D. Xích đạo
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 235610
Điền trang là hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở khu vực nào?
- A. Trung và Nam Mĩ.
- B. Bắc Mĩ.
- C. Trung và Nam Phi.
- D. Bắc Á.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 235611
Các nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mĩ là:
- A. Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, Pa-na-ma.
- B. Bra-xin, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la.
- C. Bra-xin, Pa-na-ma, Chi-lê.
- D. Chi-lê, U-ru-goay, Pa-ra-goay.