Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 310986
Hành động nào sau đây của Ngô Quyền được cho không thể hiện được ý thức xây dựng quốc gia độc lập tự chủ?
- A. Lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô
- B. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới ở trung ương
- C. Quy định lại các lễ nghi trong triều, trang phục của quan lại cao cấp
- D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 310987
Nhận xét nào dưới đây không chính xác khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời nhà Ngô?
- A. Thể hiện ý thức độc lập tự chủ
- B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai
- C. Đặt cơ sở cho sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau
- D. Tổ chức bộ máy nhà nước đã cơ bản được tổ chức chặt chẽ, hoàn thiện
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 310988
Mô hình nhà nước được Ngô Quyền xác lập và xây dựng sau khi lên ngôi theo thể chế
- A. Dân chủ chủ nô
- B. Quân chủ chuyên chế
- C. Quân chủ lập hiến
- D. Cộng hòa quý tộc
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 310989
Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc cụ thể là gì?
- A. Tái thiết nền độc lập dân tộc sau 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
- B. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước
- C. Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền
- D. Thiết lập được quan hệ bang giao hòa hiếu với Trung Hoa
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 310990
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng “Loạn 12 sứ quân” là
- A. Hệ thống chính quyền trung ương và địa phương mục nát
- B. Các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh
- C. Nội bộ triều đình bị phân hóa do việc chọn người kế vị
- D. Nhà Tống âm mưu xâm lược, triều đình rơi vào rối loạn
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 310991
Căn cứ của nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh được xây dựng ở khu vực nào?
- A. Cổ Loa (Hà Nội)
- B. Hoa Lư (Ninh Bình)
- C. Phong Châu (Phú Thọ)
- D. Thuận Thành (Bắc Ninh)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 310992
Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến cụ thể như thế nào
- A. Nhà Đinh lên thay, tiếp tục quá trình xây dựng đất nước
- B. Rơi vào tình trạng hỗn loạn “Loạn 12 sứ quân“
- C. Quân Nam Hán đem quân xâm lược trở lại
- D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 310994
Chức quan nào Khương Công Phụ từng nắm giữ?
- A. Hành khiển
- B. Thượng thư
- C. Tể tướng
- D. Cả 3 chức vụ trên
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 310995
Khương Công Phụ sinh ra trong gia đình thế nào?
- A. Nông dân nghèo
- B. Nông dân nghèo
- C. Có truyền thống khoa bảng
- D. Địa chủ phong kiến
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 310996
Khương Công Phụ nổi tiếng là người…?
- A. Hiền lành
- B. Nóng nảy
- C. Cương trực, thẳng thắn
- D. Cả 3 nhận định trên
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 310998
Người thân cùng tham gia kỳ thi với Khương Công Phụ là ai?
- A. Anh trai
- B. Em trai
- C. Cháu trai
- D. Bác trai
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 310999
Khương Công Phụ làm quan dưới triều đại nào của Trung Quốc ?
- A. nhà Đường
- B. nhà Hán
- C. nhà Tống
- D. nhà Minh
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 311000
Khương Công Phụ quê ở tỉnh nào hiện nay?
- A. Thanh Hóa
- B. Bắc Ninh
- C. Ninh Bình
- D. Hải Dương
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 311001
Bài phú “Bạch vân chiếu xuân hải” có tổng cộng bao nhiêu chữ?
- A. 320
- B. 321
- C. 322
- D. 323
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 311002
Tuyệt tác văn học cổ nhất của người Việt hiện còn được lưu giữ, do ai sáng tác?
- A. Khương Công Phụ
- B. Khương Công Phục
- C. Nguyễn Bỉnh Khiêm
- D. Trần Nhật Duật
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 311003
Vị vua nào là “Dạ Trạch Vương”, đánh bại quân Lương xâm lược?
- A. Lý Nam Đế
- B. Triệu Việt Vương
- C. Mai Hắc Đế
- D. Mai Thiếu Đế
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 311004
Quốc hiệu nước ta dưới thời An Dương Vương là gì ?
- A. Văn Lang
- B. Âu Lạc
- C. Vạn Xuân
- D. Đại Cồ Việt
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 311006
Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là gì ?
- A. Văn Lang
- B. Âu Lạc
- C. Vạn Xuân
- D. Đại Cồ Việt
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 311007
Thành phố nào ở nước ta từng có tên gọi Rốn Rồng trong lịch sử?
- A. Thanh Hóa
- B. Ninh Bình
- C. Hà Nội
- D. Đà Nẵng
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 311008
Hoa lợi thu được trên ruộng tịch điền được dùng để…?
- A. Tiếp sứ thần
- B. Vua dùng hàng ngày
- C. Ban cho đại thần
- D. Tế lễ
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 311010
Nghi lễ cày ruộng đầu năm của vua chúa ngày xưa có tên gì?
- A. Tịch thu
- B. Tịch điền
- C. Quảng điền
- D. Phong điền
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 311011
Ngô Quyền đã đánh tan hoàn toàn quân xâm lược trên sông Bạch Đằng bằng một trận đánh duy nhất vào năm nào ?
- A. năm 928
- B. năm 938
- C. năm 948
- D. năm 958
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 311012
Vua nào xem chủ tướng của kẻ thủ chỉ là kẻ khờ dại?
- A. Ngô Quyền
- B. Đinh Bộ Lĩnh
- C. Lê Hoàn
- D. Lê Lợi
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 311013
Khi còn sống, vua Lê Đại Hành đã đánh tan quân Tống xâm lược vào năm nào ?
- A. năm 961
- B. năm 971
- C. năm 981
- D. năm 991
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 311015
Vua nào gắn với giai thoại “Đánh Tống bình Chiêm”?
- A. Lê Đại Hành
- B. Lý Thái Tổ
- C. Lý Thái Tông
- D. Lý Nhân Tông
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 311016
Vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua và đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) năm nào ?
- A. năm 958
- B. năm 968
- C. năm 978
- D. năm 988
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 311017
Vị vua nào sau đây được triều thần tôn là “Vạn Thắng vương”?
- A. Ngô Quyền
- B. Đinh Bộ Lĩnh
- C. Lê Hoàn
- D. Lê Lợi
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 311019
Quốc hiệu nước ta dưới thời Tiền Lý là gì ?
- A. Vạn Xuân
- B. Đại Cồ Việt
- C. Đại Việt
- D. Đại Ngu
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 311020
Vì sao các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?
- A. Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh
- B. Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khẳ năng lãnh đạo đất nước
- C. Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt
- D. Tất cả đều đúng
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 311021
Đâu không phải nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?
- A. Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh
- B. Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khẳ năng lãnh đạo đất nước
- C. Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt
- D. Do sự ủng hộ của thái hậu Dương Văn Nga
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 311022
Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê là gì?
- A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.
- B. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.
- C. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.
- D. Tất cả đều đúng
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 311023
Cấm quân là chức quân gì ?
- A. quân phòng vệ biên giới.
- B. quân phòng vệ các lộ.
- C. quân phòng vệ các phủ.
- D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 311024
Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc nào trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng?
- A. Hòa hảo thân thiện.
- B. Đoàn kết tránh xung đột
- C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 311026
Đứng đầu các lộ, phủ thời Lý là chức quan tên gì?
- A. Chánh, phó an phu Sứ
- B. Hào Trương, Trấn Phủ
- C. Tri Phủ, Tri Châu
- D. Tổng Đốc, Tri Phủ
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 311027
Chính sách "ngụ binh ư nông" là gì ?
- A. Cho quân sĩ địa phương luân phiên về cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động
- B. Cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động
- C. Cho cấm quân luân phiên nhau về sản xuất, khi cần sẽ điều động
- D. Cho những quân sẽ hết tuổi quân dịch về quê sản xuất
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 311028
Nhà Lý thi hành chính sách gì đối với miền biên viễn?
- A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi.
- B. Gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi.
- C. Cho các từ trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
- D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 311030
Dưới thời Lý, cơ cấu hành chính được sắp xếp thế nào?
- A. Lộ-Huyện-Hương, xã
- B. Lộ-Phủ-Châu, xã
- C. Lộ-Phủ-Châu-Hương, xã
- D. Lộ-Phủ-Huyện-Hương, xã
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 311031
Biểu hiện nào phản ánh sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long dưới thời nhà Lý?
- A. Cung điện được xây dựng nguy nga tráng lệ
- B. Dân cư tập trung đông đúc phóa ngoài hoàng thành
- C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển
- D. Tất cả đều đúng
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 311032
Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý?
- A. Cung điện được xây dựng nguy nga tráng lệ
- B. Dân cư tập trung đông đúc phóa ngoài hoàng thành
- C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển
- D. Các thương nhân châu Âu bến buôn bán và lập thương điếm
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 311033
Lý Thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh chống quân Tống bằng cách nào?
- A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
- B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.
- C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.
- D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ.