Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 456794
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
- A. electron và neutron.
- B. proton và neutron.
- C. neutron và electron.
- D. electron, proton và neutron
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 456795
Nhận định nào sau đây không đúng?
- A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.
- B. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
- C. Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm.
- D. Khối lượng nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 456796
Trong hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh (sulfur)có 16 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử sulfur, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là
- A. 2, 10, 6.
- B. 2, 6, 8.
- C. 2, 8, 6.
- D. 2, 9, 5.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 456797
Kí hiệu hoá học của kim loại calcium là
- A. Ca.
- B. Zn.
- C. Al.
- D. C.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 456798
Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là gì?
- A. Chu kì.
- B. Nhóm.
- C. Loại.
- D. Họ.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 456799
Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
- A. 3 và 3.
- B. 4 và 3.
- C. 3 và 4.
- D. 4 và 4.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 456800
Cho các chất sau: CO, CO2, H2O, H2, N2, C, NaCl. Có bao nhiêu hợp chất?
- A. 5
- B. 4
- C. 6
- D. 8
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 456801
Liên kết trong phân tử oxygen là liên kết:
- A. liên kết ion
- B. liên kết cho nhận
- C. liên kết cộng hóa trị
- D. liên kết phân tử
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 456802
Công thức hóa học được tạo với sắt có hóa trị III và oxygen có hóa trị II là
- A. FeO
- B. Fe3O2
- C. Fe2O3
- D. FeO2
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 456803
Thành phần % khối lượng nguyên tố H có trong hợp chất sau: CH3COOH là
- A. 6,67%
- B. 12%
- C. 15%
- D. 4%
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 456804
Trong nguyên tử, hạt mang điện là
- A. electron.
- B. electron và neutron.
- C. proton và neutron.
- D. proton và electron.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 456805
Kí hiệu hóa học của nguyên tố lưu huỳnh (sulfur) là
- A. Ni.
- B. Ag.
- C. Fe.
- D. S.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 456806
Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố là phi kim?
- A. Na.
- B. S.
- C. Al.
- D. Be.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 456807
Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
- A. chu kỳ 3, nhóm VI.
- B. chu kỳ 7, nhóm III.
- C. chu kỳ 3, nhóm VII.
- D. chu kỳ 7, nhóm VI.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 456808
Khối lượng nguyên tử của nguyên tố X là 27, số hạt không mang điện là 14. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
- A. 14-
- B. 13-
- C. 13+
- D. 14+
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 456809
Chọn câu đúng trong các câu sau:
- A. Đơn chất là chất trong phân tử chỉ có một nguyên tử
- B. Đơn chất là chất mà phân tử gồm các nguyên tử có khối lượng bằng nhau
- C. Trong đơn chất, các nguyên tử hoàn toàn giống nhau
- D. Trong đơn chất, các nguyên tử có điện tích hạt nhân giống nhau
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 456810
Phân tử methane gồm một nguyên tử carbon liên kết với bốn nguyên tử hydrogen. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong methane, nguyên tử carbon góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử hydrogen?
- A. Nguyên tử carbon góp chung 1 electron với mỗi nguyên tử hydrogen.
- B. Nguyên tử carbon góp chung 2 electron với mỗi nguyên tử hydrogen.
- C. Nguyên tử carbon góp chung 3 electron với mỗi nguyên tử hydrogen.
- D. Nguyên tử carbon góp chung 4 electron với mỗi nguyên tử hydrogen
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 456811
Liên kết hóa học giữa các nguyên tử oxygen và hydrogen trong phân tử nước được hình thành bằng cách
- A. nguyên tử oxygen nhận electron, nguyên tử hydrogen nhường electron.
- B. nguyên tử oxygen nhường electron, nguyên tử hydrogen nhận electron.
- C. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung electron.
- D. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung proton.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 456812
Một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Công thức hóa học của hợp chất carbon dioxide là
- A. CO2.
- B. CO2.
- C. CO2.
- D. Co2.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 456813
Trong chất cộng hoá trị, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Hoá trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tố khác có trong phân tử.
- B. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H liên kết với nguyên tố đó.
- C. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó.
- D. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 456854
Kí hiệu hóa học của nguyên tố chlorine là
- A. CL.
- B. cl.
- C. cL.
- D. Cl.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 456855
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
- A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron.
- B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron.
- C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron.
- D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 456857
Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?
- A. Li, Si, Ne.
- B. Mg, P, Ar.
- C. K, Fe, Ag.
- D. B, Al, In.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 456858
Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.
(4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.
(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 456859
Cho các phát biểu:
(1) Nguyên tử trung hòa về điện.
(2) Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.
(3) Trong nguyên tử, số hạt mang điện tích dương bằng số hạt mang điện tích âm nên số hạt electron
bằng số hạt neutron.
(4) Vỏ nguyên tử, gồm các lớp eletron có khoảng cách khác nhau đối với hạt nhân.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 456860
Khối lượng phân tử là
- A. tổng khối lượng các nguyên tố có trong phân tử.
- B. tổng khối lượng các hạt hợp thành của chất có trong phân tử.
- C. tổng khối lượng các nguyên tử có trong hạt hợp thành của chất.
- D. khối lượng của nhiều nguyên tử.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 456861
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Tất cả các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- B. Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có cùng số lớp electron.
- C. Các nguyên tố khí hiếm đều rất khó hoặc không kết hợp với nguyên tố khác thành hợp chất.
- D. Hợp chất tạo bởi các nguyên tố khí hiếm đều ở thể khí.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 456862
Hãy chọn phát biểu đúng để hoàn thành câu sau: Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng
- A. nhường các electron ở lớp ngoài cùng.
- B. nhận thêm electron vào lớp electron ngoài cùng.
- C. nhường electron hoặc nhận electron để lớp electron ngoài cùng đạt trạng thái bền (8 electron).
- D. nhường electron hoặc nhận electron hoặc góp chung electron.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 456866
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Trong hợp chất tạo bởi C và H, hoá trị của nguyên tố C luôn bằng IV vì một nguyên tử C luôn liên kết với 4 nguyên tử H.
- B. Trong chất cộng hoá trị, nguyên tố H luôn có hoá trị bằng I.
- C. Trong hợp chất, nguyên tố O luôn có hoá trị bằng II.
- D. Trong hợp chất, nguyên tố N luôn có hoá trị bằng III.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 456868
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Công thức hoá học cho biết thành phần nguyên tố và số nguyên tử của chất.
- B. Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết hoá trị của chất.
- C. Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết khối lượng phân tử của chất.
- D. Công thức hoá học dùng để biểu diễn các nguyên tố có trong chất.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 456869
Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 9. Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
- A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là +9, nguyên tử có 9 electron.
- B. Nguyên tử X ở gần cuối chu kỳ 2, thuộc nhóm VIIA.
- C. X là 1 phi kim hoạt động mạnh.
- D. X là 1 kim loại hoạt động mạnh.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 456870
Điện tích của các loại hạt proton, electron, neutron lần lượt là
- A. +1, -1, 0.
- B. +1, 0, -1.
- C. -1, +1, 0.
- D. -1, 0, +1.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 456871
Khối lượng phân từ NaNO3 bằng
- A. 85 amu.
- B. 80 amu.
- C. 90 amu.
- D. 82 amu.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 456872
Cho biết nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +12, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Vậy trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc:
- A. Chu kỳ 2, nhóm IIA.
- B. Chu kỳ 3, nhóm IIA.
- C. Chu kỳ 2, nhóm IIIA.
- D. Chu kỳ 3, nhóm IIIA.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 456873
Chất nào sau đây là hợp chất?
- A. C2H5OH.
- B. Br2.
- C. Cu.
- D. Na.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 456875
Hóa trị C trong hợp chất CH4 là
- A. I.
- B. II.
- C. III.
- D. IV.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 456876
Trong hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có 16 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử sulfur, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là
- A. 2, 10, 6.
- B. 2, 6, 8.
- C. 2, 8, 6.
- D. 2, 9, 5.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 456880
Trong phân tử NaCl, nguyên tử Na và Cl liên kết với nhau bằng liên kết
- A. liên kết cộng hóa trị.
- B. liên kết cộng hóa trị có cực.
- C. liên kết ion.
- D. liên kết cộng hóa trị không cực.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 456882
Cho các bước sau:
(1) Hình thành giả thuyết
(2) Quan sát và đặt câu hỏi
(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết
(4) Thực hiện kế hoạch
(5) Kết luận
Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?
- A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5).
- B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5).
- C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4).
- D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4).
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 456884
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
- A. Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là N.
- B. Những nguyên tử có cùng số protons thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
- C. Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố có kí hiệu hóa học Ca là Carbon.
- D. Bốn nguyên tố carbon, oxygen, hdrogen và nitrogen chiếm khoảng 96% trọng lượng cơ thể người.