Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 411568
Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm mấy bước?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 411570
Một số kĩ năng tiến trình cơ bản thường được áp dụng trong nghiên cứu là
- A. quan sát, thí nghiệm.
- B. quan sát, phân loại, liên kết, đo và dự báo.
- C. đặt câu hỏi, nêu giả thuyết, kết luận.
- D. quan sát, phân loại, dự báo.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 411571
"Sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên". Đó là kĩ năng nào?
- A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
- B. Kĩ năng dự báo.
- C. Kĩ năng liên kết.
- D. Kĩ năng đo.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 411576
Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm” nằm ở bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?
- A. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.
- B. Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.
- C. Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.
- D. Báo cáo kết quả.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 411577
Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?
- A. Cân điện tử.
- B. Cổng quang điện.
- C. Đồng hồ đo thời gian hiện số.
- D. Bình chia độ.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 411582
Trong nguyên tử, hạt nào không mang điện?
- A. negatron.
- B. neutron.
- C. electron.
- D. proton.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 411584
Khối lượng nguyên tử được tính như thế nào?
- A. mnguyên tử ≈ melectron + mproton.
- B. mnguyên tử ≈ melectron + mneutron.
- C. mnguyên tử ≈ mneutron + mproton.
- D. mnguyên tử ≈ mproton.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 411586
Cho mô hình nguyên tử carbon như sau:
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử carbon là
- A. 1.
- B. -6.
- C. 6.
- D. +6.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 411587
Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương là
- A. positron.
- B. neutron.
- C. electron.
- D. proton.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 411590
Cho biết sơ đồ của nguyên tử chlorine như sau:
Số proton và số electron ở lớp ngoài cùng lần lượt là
- A. 17 proton và 7 electron ngoài cùng.
- B. 17 proton và 8 electron ngoài cùng.
- C. 10 proton và 7 electron ngoài cùng.
- D. 17 proton và 17 electron ngoài cùng.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 411604
Đường từ nhà Hoàng tới trường dài 2,4 km. Nếu đi bộ, Hoàng đi hết 0,6 h. Nếu đi xe đạp, Hoàng đi hết 10 min. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Tốc độ đi bộ trung bình của Hoàng là 4 km/h.
- B. Tốc độ đi xe đạp trung bình của Hoàng là 4 m/s.
- C. Tốc độ đi xe đạp trung bình của Hoàng là 14,4 km/h.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 411607
Khi đo tốc độ của một vật sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện thì ta phải chỉnh đồng hồ về chế độ nào sau đây?
- A. Mode A.
- B. Mode B.
- C. Mode A ↔ B .
- D. Mode A + B.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 411609
Từ đồ thị quãng đường – thời gian ta không thể xác định được
- A. quãng đường vật đi được trong một thời gian cho trước trên đồ thị.
- B. thời gian vật đi hết một quãng đường xác định trên đồ thị.
- C. tốc độ của vật trong thời gian xác định trên đồ thị.
- D. quãng đường vật đi được trong một thời gian không có trên đồ thị.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 411611
Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông thì tốc độ lưu thông … (1) … thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe … (2) ….
- A. (1) càng cao, (2) càng lớn.
- B. (1) càng cao, (2) càng nhỏ.
- C. (1) càng cao, (2) không đổi.
- D. (1) càng cao, (2) chưa chính xác.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 411614
Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68km/h
- A. 56,67 m.
- B. 68 m.
- C. 46,67 m.
- D. 22,67 m.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 411617
- A. v = st
- B. v = t/s
- C. v = s/t
- D. v = s/t2
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 411863
Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72m/phút. Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Bạn An đi nhanh nhất
- B. Bạn Bình đi nhanh nhất
- C. Bạn Đông đi nhanh nhất
- D. Ba Bạn đi nhanh như nhau.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 411867
Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đã Nẵng là
- A. 8h
- B. 16h
- C. 24h
- D. 32h
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 411877
Minh và Nam đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng.
Đoạn thẳng OM là đồ thị quãng đường – thời gian của Minh, đoạn thẳng ON là đồ thị quãng đường – thời gian của Nam. Mô tả nào sau đây không đúng?
- A. Minh và Nam xuất phát cùng lúc.
- B. Tốc độ của Minh lớn hơn tốc độ của Nam.
- C. Quãng đường Minh đi ngắn hơn quãng đường Nam đi.
- D. Thời gian đạp xe của Nam nhiều hơn thời gian đạp xe của Minh.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 411883
Chọn đáp án đúng. Tốc độ của vật là
- A. Quãng đường vật đi được trong 1s.
- B. Thời gian vật đi hết quãng đường 1m.
- C. Quãng đường vật đi được.
- D. Thời gian vật đi hết quãng đường.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 411886
Điền số vào chỗ trống sao cho phù hợp:
Đổi: 10 m/s = …. km/h
- A. 10 km/h.
- B. 36 km/h.
- C. 45 km/h.
- D. 20 km/h.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 411888
Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động?
- A. Khối lượng.
- B. Thời gian.
- C. Tốc độ.
- D. Quãng đường.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 411889
Cho đơn vị đo độ dài là kilômét (km), đơn vị đo thời gian là phút (min) thì đơn vị đo tốc độ là
- A. kilômét trên min (km/min).
- B. kilômét trên giờ (km/h).
- C. kilômét trên giây (km/s).
- D. kilômét trên miligiây (km/ms).
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 411890
Để đo tốc độ chuyển động ta cần
- A. độ dài.
- B. thời gian.
- C. khối lượng vật.
- D. Cả A và B.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 411891
Trục Os và trục Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian biểu diễn
- A. thời gian và quãng đường vật chuyển động
- B. quãng đường và thời gian vật chuyển động.
- C. vận tốc của vật chuyển động.
- D. vị trí của vật chuyển động.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 411894
Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là
- A. Do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn.
- B. Chở hàng quá trọng tải của phương tiện.
- C. Vượt đèn đỏ, đi sai làn đường.
- D. Tất cả các đáp án trên.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 411903
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?
- A. Trao đổi chất tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống.
- B. Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
- C. Trao đổi chất lấy các chất từ môi trường và không thải ra môi trường chất gì.
- D. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn gắn liền với nhau.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 411906
Sản phẩm của quá trình quang hợp là gì?
- A. glucose và oxygen.
- B. nước và carbon dioxide.
- C. glucose và carbon dioxide.
- D. glucose và nước.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 411909
Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới quá trình quang hợp ở cây xanh là?
- A. Nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ.
- B. Nước, khí carbon dioxide, nhiệt độ.
- C. Nước, ánh sáng, khí nitrogen, nhiệt độ.
- D. Nước, ánh sáng, khí carbon dioxide, nhiệt độ.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 411912
Nguyên liệu quá trình hô hấp tế bào là
- A. glucose, nước và năng lượng.
- B. glucose và oxygen.
- C. carbon dioxide, nước và năng lượng.
- D. carbon dioxide, glucose và năng lượng.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 411915
Nhóm nông sản nào sau đây thường được bảo quản bằng tủ lạnh hoặc kho lạnh?
- A. Rau cải, cà chua, bắp cải.
- B. Hạt lúa, hạt lạc, hạt cà phê.
- C. Hạt lạc, cà chua, rau cải.
- D. Hạt ngô, hạt lúa, bắp cải.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 411918
Sự biến đổi nào dưới đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người?
- A. Quang năng → Hóa năng
- B. Hóa năng → Nhiệt năng.
- C. Điện năng → Nhiệt năng.
- D. Điện năng → Cơ năng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 411920
Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp?
- A. Nhiệt độ thấp dưới 10oC thuận lợi cho hầu hết các loài cây quang hợp.
- B. Cây lá lốt, cây trầu không là những cây không cần nhiều ánh sáng.
- C. Nếu nồng độ CO2 tăng quá cao có thể làm cây chết vì ngộ độc.
- D. Quang hợp của cây sẽ khó khăn khi tế bào lá cây mất nước.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 411922
Tại sao không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín?
- A. Vì hoa và cây xanh tỏa ra mùi hương khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe.
- B. Vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, cây lấy oxygen và thải ra carbon dioxide dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
- C. Vì ban ngày cây quang hợp, lấy carbon dioxide và thải ra oxygen, thừa oxygen quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
- D. Vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, cây lấy carbon dioxide và thải ra oxygen dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 411925
Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là
- A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
- B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
- C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
- D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 411927
Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng cây ưa bóng.
- A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
- B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
- C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
- D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 411932
Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ quá trình nào
- A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản
- B. Quá trình chuyển hoá năng lượng
- C. Quá trình trao đổi chất vả chuyển hoá năng lượng
- D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 411934
Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là gì?
- A. rễ cây.
- B. thân cây.
- C. lá cây.
- D. hoa
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 411937
Hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào?
- A. Lục lạp.
- B. Ribosome.
- C. Lysosome
- D. Ti thể.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 411940
Vì sao thân cây xương rồng có khả năng quang hợp?
- A. thân cây có nhiều chất dinh dưỡng.
- B. thân cây chứa các chất diệp lục như lá cây.
- C. thân cây được cung cấp đầy đủ nước.
- D. thân cây to và mọng nước.