Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 193005
Tính tuổi của trai sông căn cứ vào đâu?
- A. cơ thể to nhỏ.
- B. vòng tăng trưởng của vỏ.
- C. màu sắc của vỏ.
- D. cả A, B và C.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 193010
Muốn mua được trai tươi sống ở chợ, phải chọn như thế nào?
- A. con vỏ đóng chặt
- B. con vỏ mở rộng.
- C. con to và nặng
- D. cả A, B và C.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 193015
Trai sông cái và trai sông đực khác nhau ở đặc điểm là?
- A. màu sắc của vỏ.
- B. Mức lồi và dẹp của vỏ.
- C. vòng tăng trưởng của vỏ
- D. Kích thước vỏ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 193019
Lớp xà cừ của vỏ thân mềm có màu óng ánh cầu vồng?
- A. Do tác động của ánh sáng.
- B. Do cấu trúc của lớp xà cừ.
- C. Do khúc xạ của tia sáng.
- D. Cả A, B và C.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 193024
Từ các cấu tạo cơ thể động vật dưới đây, bốn cấu tạo nào giúp nhận biết các đại diện của ngành Thân mềm
1. Cơ thể đối xứng 2 bên.
2. Cơ thể mềm.
3. Cơ thể phân đốt.
4. Cơ thể không phân đốt.
5.Có vỏ đá vôi và khoang áo.
6. Cơ quan tiêu hóa.
Tổ hợp đúng là:
- A. 2,4,5,6.
- B. 1,3,5,7.
- C. 1,2,3,4.
- D. 3,4,5,6.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 193028
Lớp Chân rìu (đại diện là trai sông) có các đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây?
1. Có 1 vỏ đá vôi.
2. Có 2 vỏ đá vôi.
3. Phần đầu cơ thể tiêu giảm.
4. Có cơ chân lẻ phát triển.
5. Có lối sống chậm chạp thụ động.
6. Có lối sống di chuyển tích cực.
Tổ hợp đúng là:
- A. 1,3,5,6.
- B. 2,3,5,6.
- C. 2,4,5,6.
- D. 1,3,4,5.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 193030
Lớp Chân bụng (đại diện là ốc sên) khác lớp Chân rìu (đại diện là trai sông) ở đặc điểm nào trong số các đặc điểm đưới đây?
1. Có khoang áo phát triển
2. Có 1 vỏ đá vôi hình ống, xoắn ốc.
3. Phần đầu phát triển.
4. Có tua miệng, mắt và khứu giác.
Tổ hợp đúng là:
- A. 1,2,3.
- B. 1,3,4
- C. 1,2,4.
- D. 2,3,4.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 193034
Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp Chân đầu (đại diện là mực)?
1. Vỏ đá vôi phát triển.
2. Tua miệng có 8 hay 10 tua.
3. Vỏ đá vôi tiêu giảm.
4. Khoang áo có hệ cơ phát triển góp phần vào cơ chế di chuyển ở chúng.
5. Có lối sống thụ động, chậm chạp.
Tổ hợp đúng là:
- A. 1, 2
- B. 1, 5
- C. 3, 4
- D. 1, 3, 5
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 193047
Những đại diện nào sau đây thuộc ngành Thân mềm?
- A. Mực, sứa, ốc sên
- B. Bạch tuộc, ốc sên, sò
- C. Bạch tuộc, ốc vặn, sán lá gan
- D. Rươi, vắt, sò
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 193050
Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước?
- A. Trai, hến
- B. Mực, bạch tuộc
- C. Sò, ốc sên
- D. Sứa, ngao
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 193052
Loài nào gây hại cho cây trồng?
- A. Sò
- B. Ốc bươu vàng
- C. Bạch tuộc
- D. Mực
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 193055
Ngành thân mềm có đặc điểm chung là?
- A. Thân mềm, cơ thể không phân đốt
- B. Có vỏ đá vôi, có khoang áo
- C. Hệ tiêu hóa phân hóa
- D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 193057
Ốc sên phá hoại cây cối vì?
- A. Khi sinh sản ốc sên đào lỗ làm đứt rễ cây
- B. Ốc sên ăn lá cây làm cây không phát triển được
- C. Ốc sên tiết chất nhờn làm chết các mầm cây
- D. Ốc sên để lại vết nhớt trên đường đi gây hại đến cây
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 193059
Loài thân mềm nào được dùng để làm đồ trang sức?
- A. Ốc sên
- B. Ốc bươu vàng
- C. Bạch tuộc
- D. Trai
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 193060
Các đại diện Thân mềm nào sau đây có tập tính sống vùi mình?
- A. trai, sò, mực
- B. trai, mực, bạch tuộc
- C. ốc sên, ốc bươu vàng, sò
- D. trai, sò, ngao
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 193063
Thân mềm nào thích nghi với lối sống di chuyển và săn mồi?
- A. mực, sò
- B. mực, bạch tuộc
- C. ốc sên, ốc vặn
- D. sò, trai
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 193066
Vỏ đá vôi của thân mềm được tạo thành từ?
- A. lớp sừng
- B. thân
- C. chân
- D. cơ khép vỏ
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 193070
Động vật nào có giá trị cao, được xuất khẩu?
- A. bào ngư
- B. sò huyết
- C. trai sông
- D. Cả a và b
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 193073
Ngành nào có số loài lớn nhất?
- A. Ngành thân mềm
- B. Ngành động vật nguyên sinh
- C. Ngành chân khớp
- D. Các ngành giun
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 193076
Tại sao lại gọi là ngành chân khớp?
- A. Chân có các khớp
- B. Cơ thể phân đốt
- C. Các phần phụ phân đốt khớp động với nhau
- D. Cơ thể có các khoang chính thức
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 193080
Động vật nào sau đây KHÔNG thuộc Lớp giáp xác?
- A. Tôm sông
- B. Nhện
- C. Cua
- D. Rận nước
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 193083
Cơ quan hô hấp của tôm sông là?
- A. Phổi
- B. Da
- C. Mang
- D. Da và phổi
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 193086
Cơ thể tôm có mấy phần?
- A. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng
- B. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng
- C. Có 2 phần là thân và các chi
- D. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 193089
Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm?
- A. Râu
- B. Vỏ cơ thể
- C. Đuôi
- D. Các đôi chân
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 193091
Các chân bơi (chân bụng) ở tôm có chức năng?
- A. Bơi
- B. Giữ thăng bằng
- C. Ôm trứng
- D. Tất cả các chức năng trên
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 193092
Tôm đực có kích thước như thế nào so với tôm cái?
- A. Nhỏ hơn
- B. Lớn hơn
- C. Bằng
- D. Lớn gấp đôi
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 193095
Tôm di chuyển bằng cách?
- A. Bò
- B. Bơi giật lùi
- C. Lọc nước
- D. Cả a và b đúng
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 193099
Tôm có thể định hướng và phát hiện mồi là do đâu?
- A. Có 2 đôi mắt và các chân bụng
- B. Có 2 đôi râu và tấm lái
- C. Có các chân hàm và chân ngực
- D. Có 2 đôi mắt và 2 đôi râu
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 193103
Lớp giáp xác có bao nhiêu loài?
- A. 10 nghìn
- B. 20 nghìn
- C. 30 nghìn
- D. 40 nghìn
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 193107
Đặc điểm nào KHÔNG phải của loài mọt ẩm?
- A. Có thể bò
- B. Sống ở biển
- C. Sống trên cạn
- D. Thở bằng mang