Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 192321
Hai người dùng một cái đòn tre để khiêng một cái hòm (Hình 19.2) có trọng lượng 500 N. Khoảng cách giữa hai người là A1A2 = 2 m. Treo hòm vào điểm nào thì lực đè lên vai người một sẽ lớn hớn lực đè lên vai người hai là 100 N. (Bỏ qua trọng lực của đòn).
- A. OA1 = 60 cm
- B. OA1 = 70 cm
- C. OA1 = 80 cm
- D. OA1 = 90 cm
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 192328
Người ta đặt một thanh đồng chất AB dài 90 cm, khối lượng m = 2 kg lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của thanh hai trọng vật có khối lượng m1 = 4 kg và m2 = 6 kg. Vị trí O đặt giá đỡ để thanh nằm cân bằng cách đầu A
- A. 50 cm
- B. 60 cm
- C. 55 cm
- D. 52,5 cm
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 192334
Hai người khiêng một vật nặng 1200N bằng một đòn tre dài 1m, một người đặt điểm treo của vật cách vai mình 40cm. Bỏ qua trọng lượng của đòn tre. Mỗi người phải chịu một lực bao nhiêu?
- A. 480 N, 720 N.
- B. 450 N, 630 N
- C. 385 N, 720 N
- D. 545 N, 825 N
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 192340
Một người gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 300N, thúng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1,5m. Hỏi vai người ấy phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng và vai chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.
- A. cách đầu treo thúng gạo 60cm, vai chịu lực 500 N
- B. cách đầu treo thúng gạo 30cm, vai chịu lực 300 N
- C. cách đầu treo thúng gạo 20cm, vai chịu lực 400 N
- D. cách đầu treo thúng gạo 50cm, vai chịu lực 600 N
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 192345
Hai lực F1, F2 song song cùng chiều, cách nhau đoạn 30cm. Một lực có F1 = 18N, hợp lực F = 24 N. Điểm đặt của hợp lực cách điểm đặt của lực F2 đoạn là bao nhiêu?
- A. 11,5 cm
- B. 22,5 cm
- C. 43,2 cm
- D. 34,5 cm
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 192352
Hai lực song song cùng chiều cách nhau một đoạn 0,2 m. Nếu một trong hai lực có độ lớn 13 N và hợp lực của chúng có đường tác dụng cách lực kia một đoạn 0,08 m. Tính độ lớn của hợp lực và lực còn lại.
- A. 7,5 N và 20,5 N
- B. 10,5 N và 23,5 N
- C. 19,5 N và 32,5 N
- D. 15 N và 28 N
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 192356
Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm trên tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là:
- A. cân bằng không bền.
- B. cân bằng bền.
- C. cân bằng phiếm định.
- D. không thể cân bằng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 192360
Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm dưới tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là:
- A. cân bằng không bền.
- B. cân bằng bền.
- C. cân bằng phiếm định.
- D. không thể cân bằng.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 192372
Một cái bàn tròn có ba cái chân tròn (Hình 20.1). Chỉ ra hình nào trong hình 20.2 diễn tả đúng chân đế của bàn khi ba chân bàn đặt trên sàn nhà (vẽ màu sẫm).
- A.
- B.
- C.
- D.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 192375
Một cái thước có trọng tâm ở G, được treo vào một cái đinh nhờ một lỗ O như ở hình 20.3. Trong mỗi Hình 1, 2 và 3, thước ở trạng thái vân bằng nào?
- A. 1: bền ; 2: không bền ; 3: phiếm định.
- B. 1: không bền ; 2: bền ; 3: phiếm định.
- C. 1: phiếm định ; 2: không bền ; 3: bền.
- D. 1: không bền ; 2: phiếm định ; 3: bền.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 192378
Một bán cầu bằng đồng (được vẽ màu sẫm) và một bán cầu bằng nhôm gắn với nhau thành một quả cầu. Hãy cho biết trạng thái của quả cầu ở ba vị trí trên hình 20.4
- A. 1: cân bằng bền ; 2: cân bằng không bền ; 3: cân bằng phiếm định.
- B. 1: cân bằng phiếm định ; 2: không cân bằng ; 3: cân bằng không bền.
- C. 1: cân bằng bền ; 2: cân bằng phiếm định ; 3: cân bằng không bền.
- D. 1: cân bằng bền ; 2: không cân bằng; 3: cân bằng không bền.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 192381
Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không chuyển động tịnh tiến dưới tác dụng của các lực khi:
- A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm.
- B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối.
- C. các lực tác dụng phải đồng quy.
- D. tổng các lực tác dụng phải bằng 0.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 192384
Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay dưới tác dụng của các lực khi:
- A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm.
- B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối.
- C. các lực tác dụng phải đồng quy.
- D. tổng momen của các lực tác dụng đối với cùng một trục quay phải bằng 0.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 192389
Một vật rắn chịu tách dụng đồng thời ba lực F1, F2, F3 như hình 21.1. G là vị trí trọng tâm của vật. Câu nào sau đây là đúng cho tình huống này?
- A. Vật không chuyển động tịnh tiến, nhưng thực hiện chuyển động quay.
- B. Vật chuyển động tịnh tiến, nhưng không thực hiện chuyển động quay.
- C. Vật không chuyển động tịnh tiến cũng không thực hiện chuyển động quay.
- D. Vật vừa chuyển động tịnh tiến, vừa thực hiện chuyển động quay.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 192391
Một vật rắn có trục quay cố định, nó chịu tác dụng lực F . Tình huống nào sau đây, vật sẽ không thực hiện chuyển động quay?
- A. Giá của lực đi qua trọng tâm của vật.
- B. Giá của lực song song với trục quay.
- C. Giá của lực đi qua trục quay.
- D. Cả B và C đều đúng.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 192396
Hùng và Dũng cùng nhau đẩy một chiếc thùng đựng hàng có trọng lượng 1200 N. Hùng đẩy với một lực 400 N. Dũng đẩy với một lực 300 N. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là μ = 0,2. Gia tốc trong chuyển động tịnh tiến của thùng là (g = 10 m/s2):
- A. 0,38 m/s2
- B. 0,038 m/s2
- C. 3,8 m/s2
- D. 4,6 m/s2
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 192398
Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc ω = 6.28 rad/s. Nếu bỗng nhiên momen lực tác dụng lên nó đột nhiên mất đi thì
- A. Vật dừng lại ngay.
- B. Vật đổi chiều quay.
- C. Vật quay đều với tốc độ góc ω = 6.28 rad/s.
- D. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 192401
Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây là đúng?
- A. Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên.
- B. Khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
- C. Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó.
- D. Khi thấy tốc độ góc của vật quay đổi thì chắc chắn là nó đã có momen lực tác dụng lên vật.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 192405
Mức quán tính của một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào
- A. Khối lượng của vật.
- B. Hình dạng và kích thước của vật.
- C. Tốc độ góc của vật.
- D. Vị trí của trục quay.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 192410
Một vật rắn chịu tác dụng đồng thời hai lực F1 và F2 có cùng độ lớn, giá song song nhưng ngược chiều. Câu nào sau đây là đúng cho tình trạng này?
- A. Vật không chuyển động tịnh tiến, nhưng thực hiện chuyển động quay.
- B. Vật chuyển động tịnh tiến, nhưng không thực hiện chuyển động quay.
- C. Vật không chuyển động tịnh tiến cũng không thực hiện chuyển động quay.
- D. Vật vừa chuyển động tịnh tiến, vừa thực hiện chuyển động quay.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 192412
Ba cái thước đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang chịu tác dụng của hai lực có độ lớn bằng nhau và đều vuông góc với thước được mô tả như hình 22.2. G là trọng tâm của thước. Thước có trọng tâm không chuyển động tịnh tiến là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 2; 3
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 192416
Hệ lực nào trong hình 22.3 sau đây là ngẫu lực?
- A.
- B.
- C.
- D.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 192419
Một vật rắn phẳng mỏng dạng một tam giác đều ABC, canh a = 20 cm. Người ta tác dụng một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Các lực này có độ lớn 8 N và đặt vào hai đỉnh A và C và song song với BC. Momen của ngẫu lực có giá trị là
- A. 13,8 N.m.
- B. 1,38 N.m.
- C. 1,38.10-2 N.m.
- D. 1,38.10-3N.m.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 192422
Nhận xét nào sau đây về ngẫu lực không đúng?
- A. Momen ngẫu lực phụ thuộc khoảng cách giữa hai giá của hai lực.
- B. Có thể xác định hợp lực của ngẫu lực theo quy tắc hợp lực song song ngược chiều.
- C. Nếu vật không có trục qua cố định, ngẫu lực làm nó quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
- D. Momen ngẫu lực không phụ thuộc vị trí trục quay, miễn là trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 192425
Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Momen của ngẫu lực có độ lớn bằng
- A. M = 0,6 N.m.
- B. M = 600 N.m.
- C. M = 6 N.m.
- D. M = 60 N.m.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 192427
Khi dùng Tua-vít để vặn đinh vít, người ta đã tác dụng vào các đinh vít
- A. một ngẫu lực
- B. hai ngẫu lực
- C. cặp lực cân bằng
- D. cặp lực trực đối
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 192430
Một vật đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc không đổi. Nếu bỗng nhiên tất cả mômen lực tác dụng lên vật mất đi thì
- A. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.
- B. Vật quay nhanh dần đều.
- C. Vật lập tức dừng lại.
- D. Vật tiếp tục quay đều.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 192433
Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của một ngẫu lực thì vật sẽ
- A. chuyển động tịnh tiến.
- B. chuyển động quay.
- C. vừa quay, vừa tịnh tiến.
- D. nằm cân bằng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 192436
Một ngẫu lực gồm hai lực và có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là
- A. (F1 – F2).d
- B. 2Fd
- C. Fd.
- D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 192437
Khi không có chuyển động quay muốn cho một vật đứng yên thì hợp lực của các lực đặt vào nó có giá trị như thế nào?
- A. Không đổi.
- B. Bằng 0.
- C. Xác định theo quy tắc hình bình hành.
- D. Bất kì (khác 0).
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 192438
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về trọng tâm của vật rắn?
- A. Lực tác dụng vào vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật chuyển động quay.
- B. Trọng tâm của vật luôn đặt tại một điểm nằm trên vật.
- C. Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
- D. Lực tác dụng lên vật có giá đi qua trọng tâm sẽ làm cho vật vừa quay vừa tịnh tiến.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 192439
Trọng tâm của vật trùng với tâm hình học của nó khi nào?
- A. Vật có dạng hình học đối xứng.
- B. Vật có dạng là một khối cầu.
- C. Vật đồng tính, có dạng hình học đối xứng.
- D. Vật đồng tính.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 192443
Một thanh AB được tạo thành từ hai thanh, thanh sắt AC và thanh nhôm CB có chiều dài bằng nhau và hàn chặt tại C (Hình III.1). Gọi G1 và G2 lần lượt là vị trí trọng tâm của AC và CB. Vị trí trọng tâm của thanh AB nằm ở vị trí:
- A. trong đoạn G1C
- B. trong đoạn CG2
- C. ngay tại điểm C
- D. trong đoạn AG1
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 192453
Hai lực F1 và F2 song song, ngược chiều đặt tại hia đầu thanh AB có hợp lực F đặt tại O cách A là 8 cm, cách B là 2 cm và có độ lớn F = 10,5 N. Độ lớn của F1 và F2 là
- A. 3,5 N và 14 N.
- B. 14 N và 3,5 N.
- C. 7 N và 3,5 N.
- D. 3,5 N và 7 N.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 192455
Thanh AB đồng chất có trọng lượng 4 N, chiều dài 8 cm. Biết quả cân có trọng lượng P1 = 10 N treo vào đầu A, quả cân có trọng lượng P2 treo vào đầu B. Trục quay O cách A 2 cm, hệ nằm cân bằng. P2 có độ lớn là
- A. 5 N.
- B. 4,5 N.
- C. 3,5 N.
- D. 2 N.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 192456
Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10N, trọng tâm ở giữa thước. Thước có thể quay dễ dàng xung quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30cm. Để thước cân bằng và nằm ngang, ta cần treo một vật tại đầu A có trọng lượng bằng bao nhiêu?
- A. 4,38 N.
- B. 5,24 N.
- C. 9,34 N.
- D. 6,67 N.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 192461
Có ba viên gạch giống nhau, mỗi viên có chiều dài L. Ba viên gạch này được xếp chồng lên nhau sao cho viên gạch trên đưa ra một phần so với viên gạch dưới. Chiều dài lớn nhất của chồng gạch mà không bị đổ bằng
- A. 5ℓ/4
- B. 7ℓ/4
- C. 2ℓ
- D. 1,5 ℓ
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 192467
Một người nâng một tấm gỗ dài 1,5 m, nặng 30 kg và giữ cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc 60°. Biết trọng tâm của tấm gỗ cách đầu mà người đó nâng 120 cm, lực nâng vuông góc với tấm gỗ. Tính lực nâng của người đó.
- A. 300 N
- B. 51,96 N
- C. 240 N
- D. 30 N
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 192471
Tính momen của lực F đối với trục quay O, cho biết F = 100 N, OA = 100 cm. Bỏ qua trọng lượng của thanh (Hình III.6).
- A. 50 N.m
- B. 50√3 N.m
- C. 100 N.m
- D. 100√3 N.m
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 192474
Những kết luận nào dưới đây là sai?
- A. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực có độ lớn bằng tích độ lớn của lực và chiều dài tay đòn của nó.
- B. Momen lực có giá trị khác 0 khi giá của lực cắt trục quay.
- C. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là tổng các momen lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng các momen lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
- D. Momen của ngẫu lực chỉ phụ thuộc vào độ lớn của lực và tay đòn của ngẫu lực, trái lại không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.