Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 133822
Cho hình vẽ sau và các nhận định:
1. Cả 8 dạng trên đều là đột biến cấu trúc NST.
2. (7) là dạng chuyển đoạn không tương hỗ.
3. Dạng (1) có thể gây nên hiện tượng giả trội.
4. Dạng (2) thường xảy ra do sự trao đổi chéo không cân ở kì đầu giảm phân 1.
5. Dạng (4) thường ít ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể.
6. Dạng (5) còn được gọi là chuyển vị.
Số phát biểu đúng là:
- A. 5
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 133823
Dưới đây là hình tARN hãy cho biết mô tả nào dưới đây về phân tử tARN là đúng nhất?
- A. tARN là một pôlinuclêôtit mạch thẳng, có số nuclêôtit tương ứng với số nuclêôtit trên mạch khuôn của gen cấu trúc.
- B. tARN là một pôlinuclêôtit có đoạn mạch thẳng các nuclêôtit của phân tử liên kết trên cơ sở nguyên tắc bổ sung, có đoạn cuộn xoắn tạo nên các thùy tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một đầu mang bộ ba đối mã (anticodon).
- C. tARN là một pôlinuclêôtit cuộn xoắn ở một đầu trên cơ sở nguyên tắc bổ sung ở tất cả các nuclêôtit của phân tử, có đoạn tạo nên các thùy tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một đầu mang bộ ba đối mã (anticodon).
- D. tARN là một pôlinuclêôtit cuộn lại ở một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung, có đoạn tạo nên các thùy tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu, và một thùy tròn mang bộ ba đối mã (anticodon).
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 133824
Hình dưới mô tả sự kiện gì?
- A. Quá trình nhân đôi ADN.
- B. Quá trình phiên mã.
- C. Quá trình dịch mã.
- D. Quá trình kéo dài chuỗi pôlipeptit.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 133825
Hình vẽ dưới thể hiện để gây đột biến đa bội, người ta đã sử dụng tác nhân hóa học là consixin.
Hãy cho biết consixin được sử dụng vào giai đoạn nào của chu kì tế bào?
- A. Tác động vào cuối pha G1, đầu pha S.
- B. Tác động vào cuối pha S, đầu pha G2.
- C. Tác động vào pha G2.
- D. Tác động vào kì sau của quá trình nguyên phân.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 133826
Nguyên nhân gây ra bệnh trong hình dưới đây là gì?
- A. Đột biến mất đoạn nhỏ NST 21.
- B. Đột biến thay thế cặp T – A thành A –T trên gen tổng hợp Hb.
- C. Đột biến làm cho có 3 NST số 13.
- D. Chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 22 và NST số 9.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 133827
Cho hình vẽ về đột biến gen ở lục lạp tạo thể khảm:
Nhận xét nào dưới đây là không hợp lí?
- A. Toàn cây hoa trắng do không tổng hợp chất diệp lục.
- B. Một tế bào mang đột biến sẽ có hai loại lục lạp xanh và trắng.
- C. Lục lạp sẽ mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng của lá cây.
- D. Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp thể này thông qua quá trình nguyên phân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 133828
Cho hình dưới và các phát biểu:
1. Hình bên vừa có dạng đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
2. Có 2 dạng không thuộc đột biến lệch bội.
3. Dạng G là dạng đa bội chẵn.
4. Trong hình không có thể bốn nhiễm
5. Dạng A thường bị bất thụ.
6. Các dạng B và C nếu tạo được thành giống thì rất có ý nghĩa trong tiến hóa hoặc chọn giống.
7. Bộ NST của dạng E là 2n = 4.
8. Trong các dạng đột biến lệch bội trên hình thì liên quan nhiều nhất đến 1 cặp NST.
Số phát biểu không đúng là:
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 133829
Cho hình vẽ sau:
Dựa vào hình ảnh trên, một số bạn có những nhận định như sau:
1. Đây là quá trình phiên mã ở tế bào nhân thực.
2. Một mARN sơ khai được xử lý theo nhiều cách khác nhau để tạo ra nhiều loại mARN khác nhau, kết quả là tạo ra nhiều loại protein khác nhau từ một trình tự ADN.
3. Sự cắt bỏ intron, nối exon diễn ra trong tế bào chất.
4. Số loại mARN có thể tạo ra là 6.
5. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ thì ngược lại, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.
Có bao nhiêu nhận định sai?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 133830
Quan sát hình ảnh sau và hãy cho biết trong các nhận xét, có bao nhiêu nhận xét đúng?
1. Hình ảnh này diễn tả cơ chế tạo thể lệch bội trong giảm phân.
2. Đột biến lệch bội này xảy ra do sự không phân ly của một cặp NST trong nguyên phân.
3. Lệch bội xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội hình thành thể khảm.
4. Đột biến lệch bội và đột biến đảo đoạn được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST.
5. Các thể lệch bội không bao giờ sống được do sự tăng hoặc giảm số lượng của một hoặc một vài cặp NST làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen.
6. Hội chứng Đao, hội chứng Tơcnơ, hội chứng tiếng mèo kêu và hội chứng ung thư máu ác tính là những ví dụ về thể lệch bội.
7. Đột biến lệch bội thường gặp ở động vật bậc cao, ít gặp ở thực vật.
8. Trong chọn giống, có thể sử dụng đột biến lệch bội để đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 133831
Hình ảnh sau đây mô tả quá trình điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. Coli khi môi trường không có lactose. Hãy quan sát hình ảnh và các em cho biết trong những nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
1. Protein ức chế được tổng hợp bởi gen điều hòa R, một trong những thành phần của Operon Lac.
2. Nếu vùng vận hành (O) bị đột biến thì chất ức chế do gen điều hòa (R) tạo ra có thể không liên kết được với vùng này, do đó nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) vẫn có thể được phiên mã.
3. Vì môi trường không có lactose nên gen điều hòa R có thể hoạt động tạo ra protein ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.
4. Mỗi gen cấu trúc mã hóa cho một chuỗi polipeptit khác nhau.
- A. 0
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 133832
Dựa vào hình ảnh trên, một số đánh giá được đưa ra như sau:
1. Hình ảnh này diễn tả hiện tượng tự đa bội trong nguyên phân.
2. Cônsixin thường tác động vào pha S của chu kì tế bào.
3. Hóa chất cônsixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc.
4. Cơ chế hình thành là do bộ NST nhân đôi nhưng có thể thoi phân bào không hình thành nên NST không phân li trong tế bào xoma là cơ chế duy nhất tạo ra thể đa bội.
5. Rối loạn nguyên phân của tế bào xoma dẫn đến hiện tượng khảm ở mô và cơ quan cơ thể sinh vật.
6. Các thể đa bội chẵn (4n) hoặc thể dị đa bội có thể tạo giống mới, có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống.
7. Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng lên gấp bội, do vậy quá trình tổng hợp chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ.
Các em hãy cho biết có bao nhiêu đánh giá sai nào?
- A. 0
- B. 1
- C. 2
- D. 3
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 133833
Hình ảnh sau đây miêu tả quá trình phiên mã ở gặp ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
Trong những nhận xét sau, nhận xét nào là đúng?
1. Quá trình tổng hợp ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực luôn diễn ra theo hướng nhất định, luôn bắt đầu từ đầu 5’ và kết thúc với nucleotit ở đầu 3’.
2. Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã được trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein. Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.
3. Trong các tế bào nhân sơ, không có màng ngăn nhân, ngay khi đầu 5’ của mARN ló ra ngoài vị trí tổng hợp của ARN polymeraza thì riboxom sẽ tiếp cận và bắt đầu quá trình dịch mã. Quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời ở sinh vật nhân sơ.
4. Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra trong tế bào chất và quá trình dịch mã diễn ra trong nhân.
5. Ở sinh vật nhân thực, quá trình tạo thành mARN trưởng thành từ mARN sơ khai diễn ra trong tế bào chất.
6. Trong các tế bào nhân thực, vì có màng nhân nên quá trình phiên mã diễn ra tách biệt với quá trình dịch mã.
- A. 1, 3, 6
- B. 2, 4, 6
- C. 3, 5, 6
- D. 1, 4, 5
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 133834
Hình vẽ trên diễn tả vật chất di truyền ở các nhóm sinh vật. Hãy quan sát kĩ hình vẽ trên và cho biết trong những nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét sai?
1. Vật chất di truyền ở vi khuẩn chỉ là phân tử ADN trần, hoàn toàn liên kết với protein, mạch xoắn kép dạng vòng.
2. Ở sinh vật nhân sơ chưa có cấu trúc NST điển hình như ở tế bào nhân thực.
3. Ở sinh vật nhân thực, ADN của ty thể có cấu trúc xoắn kép vòng.
4. NST của sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và protein histon.
5. Ở sinh vật nhân thực, số lượng NST nhiều hay ít luôn phản ánh mức độ tiến hóa cao hay thấp.
6. Qua hình vẽ trên, ta nhận thấy phần lớn sinh vật có vật liệu di truyền là ADN, một số virus có ARN.
7. Ở sinh vật nhân sơ, ngoài ADN vùng nhân còn có vòng ADN nhỏ hơn chứa vài gen được gọi là plasmid.
8. Các gen plasmid có thể giúp các sinh vật nhân sơ sống trong môi trường có kháng sinh hoặc các chất dinh dưỡng lạ.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 133835
Cho các hình ảnh sau:
Hai hình này diễn tả hai kì của quá trình giảm phân.
Một số nhận xét về hai hình như sau:
1. Hình 1 diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II, hình 2 diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm phân I.
2. Ở kì giữa của giảm phân I, NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.
3. Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở vùng sinh sản của tế bào sinh dục.
4. Trong quá trình phân bào, thoi vô sắc là nơi hình thành nên màng nhân mới cho các tế bào con.
5. Ở kì giữa của giảm phân I và II, các NST kép đều co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
6. Kì giữa của nguyên phân và giảm phân I có đặc điểm chung là các NST kép đều có xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
7. Sau khi kết thúc giảm phân I tế bào tiếp tục đi vào giảm phân II và vẫn tiếp tục nhân đôi.
8. Ở kì giữa của giảm phân I, trong quá trình bắt chéo giữa các NST tương đồng có thể có trao đổi các đoạn cromatit cho nhau.
Có bao nhiêu nhận xét đúng các em nhỉ?- A. 0
- B. 1
- C. 2
- D. 3
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 133836
Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là:
- A. 27/256
- B. 1/16
- C. 81/256
- D. 3/256
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 133837
Cho lai hai con ruồi giấm có kiểu gen AABbCc và aaBBCc. Kiểu gen nào sau đây có khả năng nhất xảy ra ở con lai?
- A. AaBBcc
- B. AaBbCc
- C. AaBBCC
- D. AAbbCc
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 133838
Một phụ nữ nhóm máu AB kết hôn với một người đàn ông nhóm máu A, có cha là nhóm máu O. Cặp vợ chồng trên sinh 2 con, tính xác suất đứa con đầu là con trai nhóm máu AB đứa thứ hai là con gái nhóm máu B.
- A. 3/64
- B. 1/16
- C. 1/64
- D. 1/32
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 133839
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thâp. Cho cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 75% cây thân cao và 25% cây thân thân thấp.Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn với các cây thân cao dị hợp. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây thân cao thuần chủng ở F2 là:
- A. 1/2
- B. 3/8
- C. 1/3
- D. 2/3
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 133840
Ở một loài thực vật, cho giao phấn cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa đỏ thuần chủng thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỷ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Cho tất cả các cây hoa vàng và hoa trắng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Theo lý thuyết cây hoa đỏ ở F3 chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
- A. 8/49
- B. 9/16
- C. 2/9
- D. 4/9
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 133841
Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các gen phân ly độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, có mấy kết luận đúng về kết quả của phép lai AaBbDdEe × AaBbDdEe?
(1) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiềm 9/256
(2) Có 8 dòng thuần chủng được tạo ra từ phép lai trên
(3) Tỉ lệ có kiểu gen giống bố mẹ là 1/16
(4) Tỉ lệ có kiểu gen khác bố mẹ là 3/4
(5) Có 256 tổ hợp giao tử được hình thành từ phép lai trên
(6) Tỷ lệ con có kiểu gen chứa 2 cặp gen đồng hợp tử lặn và 2 cặp gen dị hợp tử là: 3/32
- A. 5
- B. 2
- C. 4
- D. 3
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 133842
Kết quả lai thuận - nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó
- A. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y
- B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X
- C. nằm ở ngoài nhân
- D. nằm trên nhiễm sắc thể thường
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 133843
Sự di truyền của các tính trạng chỉ do gen nằm trên nhiễm sắc thể Y quy định có đặc điểm gì?
- A. Chỉ di truyền ở giới đồng giao tử
- B. Chỉ di truyền ở giới đực
- C. Chỉ di truyền ở giới cái
- D. Chỉ di truyền ở giới dị giao tử
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 133844
Xét các kết luận sau:
(1) Liên kết gen hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp
(2) Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao
(3) Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen và phổ biến
(4) Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau
(5) Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng
Có bao nhiêu kết luận là đúng?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 133845
Các tính trạng di truyền có phụ thuộc vào nhau xuất hiện ở
- A. Qui luật liên kết gen và qui luật phân tính
- B. Định luật phân li độc lập
- C. Qui luật liên kết gen và qui luật phân li độc lập
- D. Qui luật hoán vị gen và qui luật liên kết gen
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 133846
Nếu một gen quy định 1 tính trạng, không tương tác lẫn nhau gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây không thể tạo được tỷ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1.
- A. AaBb × aabb
- B. XAXa × XaY
- C. \(\frac{{AB}}{{aB}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\)
- D. \(\frac{{AB}}{{aB}}Dd \times \frac{{aB}}{{ab}}dd\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 133847
Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%. Xét phép
lai AbaBXDEXdE × AbabXdEYAbaBXEDXEd × AbabXEdY, kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ:- A. 45%
- B. 35%
- C. 40%
- D. 22,5%
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 133848
Một tính trạng luôn biểu hiện giống mẹ, Nó được di truyền theo quy luật:
- A. Phân li độc lập
- B. Hoán vị gen
- C. Di truyền ngoài nhân
- D. Phân li
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 133849
Ở sinh vật nhân thực, các gen ở tế bào chất không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Di truyền theo dòng mẹ
- B. Phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào
- C. Có thể bị đột biến do một số tác nhân từ môi trường
- D. Di truyền không tuân theo quy luật phân li của Menđen
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 133850
Về mặt di truyền mỗi quần thể được đặc trưng bởi:
- A. Vốn gen
- B. Tỷ lệ các nhóm tuổi
- C. Tỷ lệ đực và cái
- D. Độ đa dạng
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 133851
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thể hệ theo hướng:
- A. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội
- B. giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử
- C. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn
- D. tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử, giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 133852
Trong các quần thể sau đây, quần thể nào có tần số alen a thấp nhất?
- A. 0,3AA : 0, 5Aa : 0,2aa
- B. 0,2AA : 0, 8Aa
- C. 0,5AA : 0, 4Aa : 0,1aa
- D. 0,4AA : 0,3Aa : 0,3aa
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 133853
Cho cây có kiểu gen AaBbDdee tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp NST thường khác nhau thì tối đa có bao nhiêu dòng thuần về cả 4 cặp gen trên?
- A. 3
- B. 6
- C. 8
- D. 1
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 133854
Một quần thể của một loài thực vật,xét gen A có 2 alen A và gen a; gen B có 3 alen B1; B2; B3. Hai gen A,B nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong quần thể này tần số alen của A là 0,6, tần số của B1 là 0,2 ; B2 là 0,5. Nếu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và trong quần thể có 10000 cá thể thì theo lý thuyết, số lượng cá thể mang kiểu gen đồng hợp về cả gen A và gen B là:
- A. 1976
- B. 1808
- C. 1945
- D. 1992
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 133855
Ở một loài động vật, locus gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về một locus này quy định kiểu hình khác nhau; locus gen quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Hai locus gen này nằm trên NST giới tính X ở vùng không tương đồng. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình tối đa về cả 2 giới ở 2 locus trên là:
- A. 14KG ; 8KH
- B. 9KG; 4KH
- C. 10KG; 6KH
- D. 14KG; 10KH
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 133856
Bệnh PKU có thể được xác định bằng phương pháp:
- A. Tế bào
- B. Trẻ đồng sinh
- C. Điện di
- D. Phân tích hóa sinh
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 133857
Các phương pháp bảo vệ vốn gen loài người:
(1) Tư vấn di truyền.
(2) Chọc dò dịch ối.
(3) Sinh thiết tua nhau thai.
(4) Liệu pháp gen.
Có bao nhiêu phương pháp có thể phát hiện bệnh, tật di truyền ở người?
- A. 3
- B. 4
- C. 1
- D. 2
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 133858
Bằng phương pháp phân tích hóa sinh dịch ối người ta có thể phát hiện sớm bệnh, tật di truyền nào sau đây ở thai nhi?
- A. Bệnh bạch tạng
- B. Tật dính ngón tay 2-3
- C. Bệnh Phêninkêtô niệu
- D. Hội chứng Đao
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 133859
Một quần thể đậu Hà Lan có cấu trúc di truyền ban đầu là: 0,4AABB + 0,2AaBb + 0,3Aabb + 0,1 aaBB =1. Khi quần thể này tự thụ phấn qua một thế hệ sẽ thu tỉ lệ thể dị hợp tử 2 cặp gen là:
- A. 1%
- B. 5%
- C. 2,5%
- D. 0,5%
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 133860
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bênh P và bệnh M ở người. Alen A quy định không bị bệnh P trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh P; alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bệnh M, các gen này nằm ở vùng không tương đồng của NST X
Theo lý thuyết có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
1. Người số 1 mang alen a
2. Có thể xác định chính xác kiểu gen của 5 người trong 8 người nói trên
3. Người số 5 có kiểu gen XAbXaB
4. Nếu cặp vợ chồng số 5, 6 sinh đứa con thứ 2 là con trai và không bị bệnh thì ở người số 5 đã xảy ra hoán vị gen
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 133861
Ở người, dái tai dính là trội so với dái tai rời: vành tai nhều lông là tính trạng do gen nên nhiễm sắc thể Y, không có alen trên X quy định. Một người có dái tai dính và vành tai nhều lông kết hôn với người có dái tai rời và vành tai không có lông. Hai người có một có một con trai có dái tai dính và vành tai nhiều lông; một con trai có dái tai rời và vành tai nhiều lông, hai con gái có dái tai dính. Một trong 2 cô con gái kết hôn với người người dái tai rời và vành tai không có lông. Giả thiết cặp vợ chồng này có hai con trai ở hai lần sinh khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây?
I. Cả hai đều có vành ta không có lông và 25% khả năng cả hai có dái tai dính.
II. Khả năng cả hai có vành tai không có lông, dái tai rời hoặc dái tai dính là tương đương.
III. Chắc chắn cả hai đều có dái tai dính và vành tai không có lông.
IV. Cả hai có thể có vành tai nhiều lông và 12,5% khả năng cả hai đều có dái tai dính.- A. 3
- B. 1
- C. 2
- D. 4