YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Công nghệ 12 năm 2020 - Trường THPT Trần Văn Ơn

45 phút 30 câu 7 lượt thi
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 175139

    Linh kiện thụ động là những linh kiện nào?

    • A. Điện trở
    • B. Tụ điện
    • C. Cuộn cảm
    • D. Cả 3 đáp án trên
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 175141

    Linh kiện nào được dùng nhiều nhất trong các mạch điện tử?

    • A. Điện trở
    • B. Tụ điện
    • C. Cuộn cảm
    • D. Cả 3 đáp án trên
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 175145

    Tụ điện được cấu tạo bằng cách nào?

    • A. Dùng dây kim loại có điện trở suất cao
    • B. Dùng bột than phun lên lõi sứ
    • C. Cả A và B đều đúng
    • D. Đáp án khác
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 175149

    Các linh kiện bán dẫn được chế tạo từ đâu?

    • A. Các chất bán dẫn loại P
    • B. Các chất bán dẫn loại N
    • C. Các chất bán dẫn loại P và loại N
    • D. Đáp án khác
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 175155

    Công dụng của điện trở là gì?

    • A. Hạn chế dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
    • B. Hạn chế hoặc điều khiển dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
    • C. Điều chỉnh dòng điện và tăng cường điện áp trong mạch điện.
    • D. Tăng cường dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 175160

    Điện trở nhiệt loại có đặc điểm gì?

    • A. Hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm.
    • B. Hệ số dương là khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng.
    • C. Hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng.
    • D. Hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm về không (R = 0)
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 175166

    Để phân loại tụ điện người ta căn cứ vào đâu?

    • A. Vật liệu làm hai bản cực của tụ điện.
    • B. Vật liệu làm chân của tụ điện.
    • C. Vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực của tụ điện.
    • D. Vật liệu làm vỏ của tụ điện
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 175169

    Ý nghĩa của trị số điện dung là gì?

    • A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng hóa học của tụ khi nạp điện.
    • B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng cơ học của tụ khi phóng điện.
    • C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện.
    • D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của tụ điện.
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 175176

    Trong các nhận định dưới đây về tụ điện, nhận định nào không chính xác?

    • A. Dòng điện xoay chiều có tần số càng cao thì đi qua tụ điện càng dễ.
    • B. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều đi qua tụ điện.
    • C. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện.
    • D. Tụ điện cũng có khả năng phân chia điện áp ở mạch điện xoay chiều.
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 175179

    Loại tụ điện nào không thể mắc được vào mạch điện xoay chiều?

    • A. Tụ giấy
    • B. Tụ gốm
    • C. Tụ xoay
    • D. Tụ hóa
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 175184

    Cuộn cảm có công dụng gì?

    • A. Phân chia điện áp và hạn chế dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn cảm.
    • B. Ngăn chặn dòng điện cao tần, khi mắc với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.
    • C. Ngăn chặn dòng điện cao tần, dẫn dòng điện một chiều, lắp mạch cộng hưởng.
    • D. Ngăn chặn dòng điện một chiều, dẫn dòng điện cao tần, lắp mạch cộng hưởng.
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 175186

    Cuộn cảm được phân thành những loại nào?

    • A. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.
    • B. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
    • C. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
    • D. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 175188

    Trong các nhận định dưới đây về cuộn cảm, nhận định nào không chính xác?

    • A. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng dễ.
    • B. Nếu ghép nối tiếp thì trị số điện cảm tăng, nếu ghép song song thì trị số điện cảm giảm.
    • C. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng khó.
    • D. Cuộn cảm không có tác dụng ngăn chặn dòng điện một chiều.
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 175190

    Tụ điện có cấu tạo như thế nào?

    • A. Dùng hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách bởi lớp điện môi.
    • B. Dùng dây dẫn điện quấn thành cuộn.
    • C. Dùng dây kim loại, bột than.
    • D. Câu a, b,c đúng
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 175194

    Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: nâu, xám, vàng, xanh lục. Trị số đúng của điện trở là bao nhiêu?

    • A. 18 x104 Ω ±0,5%.
    • B. 18 x104 Ω ±1%.
    • C. 18 x103 Ω ±0,5%.
    • D. 18 x103 Ω ±1%.
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 175199

    Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Cam, đỏ, vàng, ngân nhũ. Trị số đúng của điện trở là bao nhiêu?

    • A. 32 x104 Ω ±5%.
    • B. 32 x104 Ω ±2%.
    • C. 32 x104 Ω ±1%.
    • D. 32 x104 Ω ±10%
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 175205

    Điôt ổn áp (Điôt zene) khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ nào?

    • A. Không bị đánh thủng khi bị phân cực ngược.
    • B. Chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ anôt (A) sang catôt (K).
    • C. Bị đánh thủng mà vẫn không hỏng
    • D. Chịu được được áp ngược cao hơn mà không bị đánh thủng.
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 175211

    Tranzito (loại PNP) chỉ làm việc khi nào?

    • A. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
    • B. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
    • C. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
    • D. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 175213

    Người ta phân Tranzito làm hai loại nào?

    • A. Tranzito PPN và Tranzito NNP.
    • B. Tranzito PPN và Tranzito NPP.
    • C. Tranzito PNN và Tranzito NPP.
    • D. Tranzito PNP và Tranzito NPN.
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 175214

    Tirixto thường được dùng làm gì?

    • A. Trong mạch chỉnh lưu có điều khiển.
    • B. Để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung…
    • C. Để điều khiển các thiết bị điện trong các mạch điện xoay chiều.
    • D. Để ổn định điện áp một chiều.
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 175215

    Điôt bán dẫn có công dụng gì?

    • A. Dùng để điều khiển các thiết bị điện
    • B. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điền khiển.
    • C. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
    • D. Khuếch đaị tín hiệu, tạo sóng, tạo xung.
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 175217

    Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điôt?

    • A. Bốn điôt
    • B. Ba điôt
    • C. Hai điôt 
    • D. Một điôt
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 175223

    Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để có xung đa hài đối xứng thì ta cần phải làm gì?

    • A. Chỉ cần tăng điện dung của các tụ điện.
    • B. Chỉ cần thay đổi hai tụ điện đang sử dụng bằng hai tụ điện có điện dung khác nhau.
    • C. Chỉ cần giảm điện dung của các tụ điện.
    • D. Chỉ cần thay đổi giá trị của các điện trở R3 và R4.
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 175240

    Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để có xung đa hài đối xứng thì ta cần phải làm gì?

    • A. Chỉ cần chọn hai tụ điện có điện bằng nhau.
    • B. Chỉ cần chọn các tranzito, điện trở và tụ điện giống nhau.
    • C. Chỉ cần chọn các các điện trở có trị số bằng nhau.
    • D. Chỉ cần chọn các tranzito và các tụ điện có thông số kĩ thuật giống nhau.
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 175242

    IC khuếch đại thuật toán có bao nhiêu đầu vào và bao nhiêu đầu ra?

    • A. Một đầu vào và hai đầu ra.
    • B. Hai đầu vào và hai đầu ra.
    • C. Một đầu vào và một đầu ra
    • D. Hai đầu vào và một đầu ra.
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 175243

    Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, sự thông – khóa của hai tranzito T1 và T2 là do đâu?

    • A. Điều khiển của hai điện trở R1 và R2.
    • B.  Điều khiển của hai điện trở R3 và R4.
    • C. Do sự phóng và nạp điện của hai tụ điện C1 và C2.
    • D. Điều khiển của nguồn điện cung cấp cho mạch tạo xung.
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 175245

    Chức năng của mạch tạo xung là gì?

    • A. Biến đổi tín hiệu điện xoay chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu.
    • B. Biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu.
    • C. Biến đổi tín hiệu điện xoay chiều thành tín hiệu điện không có tần số.
    • D. Biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có sóng và tần số theo yêu cầu.
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 175247

    Mạch nào sau đây không phải là mạch điện tử điều khiển?

    • A. Tín hiệu giao thông
    • B. Báo hiệu và bảo vệ điện áp
    • C. Điều khiển bảng điện tử
    • D. Mạch tạo xung
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 175251

    Đâu là linh kiện bán dẫn?

    • A. Điôt bán dẫn
    • B. Tranzito
    • C. Cả A và B đều đúng
    • D. Đáp án khác
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 175254

    Điôt là linh kiện bán dẫn có mấy dây ra?

    • A. 1 dây dẫn ra
    • B. 2 dây dẫn ra
    • C. 3 dây dẫn ra
    • D. 4 dây dẫn ra
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF