Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 171412
Đặc điểm nào của ruột khoang khác với động vật nguyên sinh?
- A. Cấu tạo đa bào
- B. Sống tự do
- C. Sống trong nước
- D. Cấu tạo đơn bào
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 171413
Loài nào sau đây không thuộc ngành Ruột khoang?
- A. Trùng sốt rét
- B. San hô
- C. Sứa
- D. Thủy tức
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 171417
Các đại diện của ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi.
- B. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
- C. Sống trong môi trường nước, đối xứng tỏa tròn.
- D. Có khả năng kết bào xác.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 171419
Phần lớn các loài ruột khoang sống ở đâu?
- A. Sông
- B. Biển
- C. Ao
- D. Hồ
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 171420
Ruột khoang có đặc điểm nào?
- A. Sống trên cạn
- B. Cấu tạo đơn bào
- C. Cấu tạo đa bào
- D. Cả A, B đúng
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 171422
Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là gì?
- A. Dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp.
- B. Dị dưỡng
- C. Quang tự dưỡng.
- D. Hoá tự dưỡng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 171425
Ruột khoang chủ yếu sinh sản bằng cách nào?
- A. Tái sinh
- B. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
- C. Sinh sản vô tính
- D. Sinh sản hữu tính
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 171427
Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào?
- A. Đối xứng lưng – bụng.
- B. Đối xứng trước – sau.
- C. Đối xứng tỏa tròn.
- D. Đối xứng hai bên.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 171429
Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng cách nào?
- A. Các xúc tu.
- B. Các tế bào gai mang độc.
- C. Lẩn trốn khỏi kẻ thù.
- D. Trốn trong vỏ cứng.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 171431
Số lớp tế bào của thành cơ thể ruột khoang là bao nhiêu lớp?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 171432
Loài ruột khoang nào không di chuyển?
- A. San hô và hải quỳ
- B. Sứa và thủy tức
- C. San hô và sứa
- D. Hải quỳ và thủy tức
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 171435
Độ sâu tối đa mà các loài san hô có thể sống là bao nhiêu?
- A. 50m
- B. 100m
- C. 200m
- D. 400m
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 171436
Người ta khai thác san hô đen nhằm mục đích gì?
- A. Thức ăn cho con người và động vật.
- B. Vật trang trí, trang sức.
- C. Cung cấp vật liệu xây dựng.
- D. Nghiên cứu địa tầng.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 171437
Ruột khoang có vai trò gì đối với sinh giới và con người nói chung?
- A. Nhiều loại san hô nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu xây dựng, …
- B. Góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo.
- C. Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm.
- D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 171438
Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người?
- A. Cản trở giao thông đường thuỷ.
- B. Gây ngứa và độc cho người.
- C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi.
- D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 171439
Loài ruột khoang nào làm chỉ thị cho tầng địa chất?
- A. San hô
- B. Sứa
- C. Hải quỳ
- D. Thủy tức
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 171442
Đặc điểm của hệ thần kinh của thuỷ tức là gì?
- A. Hệ thần kinh dạng ống.
- B. Hệ thần kinh hình lưới.
- C. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
- D. Hệ thần kinh phân tán, chưa phát triển.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 171444
Những đại diện nào thuộc ngành ruột khoang sống ở biển?
- A. Hải quỳ, thủy tức, tôm
- B. Sứa, san hô, hải quỳ
- C. Sứa, thủy tức, hải quỳ
- D. Sứa, san hô, mực
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 171446
Loài ruột khoang nào có lối sống tự dưỡng?
- A. San hô
- B. Hải quỳ
- C. Sứa
- D. Cả ba đáp án trên đều sai.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 171447
Loài ruột khoang nào sống ở môi trường nước ngọt?
- A. San hô
- B. Hải quỳ
- C. Thủy tức
- D. Sứa
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 171448
Ngành ruột khoang có khoảng bao nhiêu loài?
- A. 5 nghìn loài
- B. 10 nghìn loài
- C. 15 nghìn loài
- D. 20 nghìn loài
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 171450
Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa?
- A. Cơ thể dẹp hình lá.
- B. Không có tế bào tự vệ.
- C. Miệng ở phía dưới.
- D. Di chuyển bằng tua miệng.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 171453
Sứa di chuyển bằng cách nào?
- A. Không di chuyển
- B. Co bóp dù
- C. Di chuyển lộn đầu
- D. Di chuyển sâu đo
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 171455
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
...(1)… của sứa dày lên làm cơ thể sứa …(2)… và khiến cho …(3)… bị thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.
- A. (1): Khoang tiêu hóa, (2): dễ nổi, (3): tầng keo
- B. (1): Khoang tiêu hóa, (2): dễ chìm xuống, (3): tầng keo
- C. (1): Tầng keo, (2): dễ nổi, (3): khoang tiêu hóa
- D. (1): Tầng keo, (2): dễ chìm xuống, (3): khoang tiêu hóa
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 171456
Cơ thể sứa có dạng gì?
- A. Dẹt 2 đầu
- B. Không có hình dạng cố định
- C. Đối xứng hai bên
- D. Đối xứng tỏa tròn
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 171457
Sứa tự vệ bằng cách nào?
- A. Xúc tu có nọc để làm tê liệt con mồi
- B. Không có khả năng tự vệ.
- C. Di chuyển bằng cách co bóp dù
- D. Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 171462
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau
Ở san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)… thông với nhau.
- A. (1): tiếp hợp, (2): cụm, (3): khoang ruột
- B. (1): mọc chồi, (2): tập đoàn, (3): tầng keo
- C. (1): mọc chồi, (2): tập đoàn, (3): khoang ruột
- D. (1): phân đôi, (2): cụm, (3): tầng keo
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 171464
Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?
- A. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù.
- B. Giúp sứa dễ bắt mồi.
- C. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước.
- D. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 171465
Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô?
- A. Luôn sống đơn độc.
- B. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp.
- C. Cơ thể hình dù.
- D. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 171466
Sinh sản kiểu nảy chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào?
- A. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
- B. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức khi chồi chưa trưởng thành đã tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
- C. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi còn non; thuỷ tức nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành.
- D. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành; thuỷ tức khi chồi trưởng thành vẫn không tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 171467
Loài nào có khung xương đá vôi cứng chắc?
- A. Thủy tức
- B. Sứa.
- C. Hải quỳ
- D. San hô
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 171468
Loài nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ giúp di chuyển?
- A. Thủy tức
- B. Sứa
- C. San hô
- D. Hải quỳ
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 171469
Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô?
- A. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không.
- B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng tỏa tròn còn san hô thì đối xứng hai bên.
- C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.
- D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 171471
Hải quỳ và san hô có hình thức sinh sản như thế nào?
- A. Sinh sản vô tính và hữu tính
- B. Tái sinh
- C. Sinh sản vô tính
- D. Sinh sản hữu tính
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 171473
Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?
- A. Kiểu ruột hình túi.
- B. Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
- C. Sống thành tập đoàn.
- D. Thích nghi với lối sống bám.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 171476
Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể?
- A. Vì chúng có ruột dạng túi
- B. Vì chúng không có cơ quan hô hấp
- C. Vì chúng không có hậu môn
- D. Vì chưa có hệ thống tuần hoàn
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 171479
Loại tế bào nào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể?
- A. Tế bào sinh sản.
- B. Tế bào cảm giác.
- C. Tế bào mô bì – cơ.
- D. Tế bào mô cơ – tiêu hoá.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 171483
Ở thuỷ tức đực, tinh trùng được hình thành từ đâu?
- A. Tuyến hình cầu.
- B. Tuyến sữa.
- C. Tuyến hình vú.
- D. Tuyến bã
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 171484
Thủy tức bắt mồi có hiệu quả nhờ đâu?
- A. Có tua miệng dài trang bị các tế bào gai độc.
- B. Có miệng to và khoang ruột rộng.
- C. Di chuyển nhanh nhẹn.
- D. Phát hiện ra mồi nhanh.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 171487
Phát biểu nào sau đây vể thuỷ tức là đúng?
- A. Lỗ hậu môn đối xứng với lỗ miệng.
- B. Có khả năng tái sinh.
- C. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp.
- D. Sinh sản vô tính bằng cách tạo bào tử.