-
Bài tập 1 trang 104 SGK Sinh học 8
Hãy giải thích tại sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.
-
Bài tập 2 trang 104 SGK Sinh học 8
Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
-
Bài tập 3 trang 104 SGK Sinh học 8
Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa và tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết.
-
Bài tập 4 trang 104 SGK Sinh học 8
Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa.
-
Bài tập 4 trang 60 SBT Sinh học 8
Giải thích mối quan hệ giũa đổng hoá và dị hoá tuy là hai mặt mâu thuẫn nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau?
-
Bài tập 1 trang 61 SBT Sinh học 8
Phân biệt và nêu mối liên quan giữa tiêu hoá với đồng hoá và dị hoá với bài tiết?
-
Bài tập 2 trang 61 SBT Sinh học 8
Chuyển hoá cơ bản là gì? Nêu ý nghĩa của việc xác định chuyển hoá cơ bản?
-
Bài tập 8 trang 61 SBT Sinh học 8
Hãy giải thích câu ca dao:
Ăn no chớ có chạy đầu,
Đói bụng chớ có tắm lâu mà phiền.
-
Bài tập 1 trang 62 SBT Sinh học 8
Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng
A. Tổng hợp các chất hữu cơ
B. Vận động
C. Tạo nhiệt
D. Cả A , B và C.
-
Bài tập 2 trang 62 SBT Sinh học 8
Quá trình đồng hoá có đặc điểm
A. Phân giải chất hữu cơ
B. Tích luỹ năng lượng
C. Tổng hợp chất hữu cơ
D. Cả B và C.
-
Bài tập 3 trang 62 SBT Sinh học 8
Quá trình dị hoá có đặc điểm
A. Phân giải chất hữu cơ
B. Tích luỹ năng lượng
C. Giải phóng năng lượng
D. Cả A và C.
-
Bài tập 4 trang 62 SBT Sinh học 8
Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm
A. Tổng hợp chất hữu cơ và phân giải chất hữu cơ.
B. Tích luỹ năng lượng và giải phóng năng lượng.
C. Đồng hoá và dị hoá.
D. Tổng hợp và tích luỹ năng lượng.
-
Bài tập 9 trang 63 SBT Sinh học 8
Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc
A. Sự điều khiển của hộ thần kinh và các hoocmôn do tuyến nội tiết tiết ra.
B. Sự điều khiển của hệ thần kinh.
C. Thành phần thức ăn lấy vào.
D. Cấu tạo của hệ tiêu hoá.
-
Bài tập 10 trang 63 SBT Sinh học 8
Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào thực chất là
A. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường ngoài.
B. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường trong.
C. Sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường ngoài.
D. Sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường trong.
-
Bài tập 19 trang 65 SBT Sinh học 8
Trao đổi chất là ... (1)... của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng. Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng bao gồm ...(2)... là ...(3)... nhưng (4)...
A. Đồng hoá và dị hoá
B. Hai mặt đối lập
C. Biểu hiện bên ngoài
D. Thống nhất
-
Bài tập 22 trang 66 SBT Sinh học 8
Quá trình chuyển hoá năng lượng trong tế bào ...(1)... Nhiệt được toả ra môi trường ...(2)... Hiện tượng này có tác dụng ...(3)...
A. Sinh ra nhiệt
B. Mất nhiệt
C. Qua da, hệ hô hấp, hệ bài tiết
D. Đảm bảo thân nhiệt ổn định
-
Bài tập 24 trang 66 SBT Sinh học 8
Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và điền kết quả vào cột 3.
Cột 1 Cột 2 Cột 3 1. Quá trình đồng hoá
2. Quá trình dị hoá
3. Cả 2 quá trình
A. Tổng hợp các chất hữu cơ.
B. Phân giải các chất hữu cơ.
C. Tích luỹ năng lượng.
D. Giải phóng năng lượng.
E. Xảy ra trong tế bào.
1...
2...
3...
-
Bài tập 26 trang 67 SBT Sinh học 8
Câu nào đúng ghi Đ và câu nào sai ghi S vào ô trống.
Câu Đúng Sai 1. Cây xanh thực hiện đồng hoá biểu hiện ở khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. 2. Một số hoocmôn trong cơ thể có thể điều tiết quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng. 3. Tương quan giữa đồng hoá và dị hoá hoàn toàn không chịu sự chi phối của các yếu tố ngoại cảnh. 4. Khi nhiệt độ bên ngoài cao nhưng môi trường không thông thoáng sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao. -
Bài tập 27 trang 67 SBT Sinh học 8
Câu nào đúng ghi Đ và câu nào sai ghi S vào ô trống.
Câu Đúng Sai 1. Các chất được tổng hợp từ đồng hoá là nguyên liệu cho dị hoá. 2. Hai quá trình đồng hoá và dị hoá luôn trái ngược nhau, không thống nhất với nhau. 3. Năng lượng giải phóng chỉ được sử dụng vào hoạt động co cơ. 4. Chuyển hoá vật chất trong tế bào luôn gắn với chuyển hoá năng lượng.