Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người
- Phản xạ có điều kiện có thể được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm.
- Ví dụ:
- Phản xạ mút tay ở trẻ
Trẻ nghe tiếng hát ru kết hợp với nhịp vỗ đều làm trẻ ngủ
Mùi sữa thơm cùng với vòng tay mẹ dấu hiệu để trẻ nhận ra mẹ, dần phân biệt được người lạ và người quen
→ Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện ở trẻ
- Đa số các phản xạ trên đều dần dần bị ức chế và hình thành các phản xạ mới.
- Bên cạnh việc hình thành phản xạ mới thì cũng xảy ra quá trình ức chế phản xạ, nếu phản xạ đó không còn cần thiết với đời sống.
- Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện là hai quá trình thuận nghịch có mối quan hệ mật thiết với nhau.
→ Giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.
- Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, tập quán, nếp sống tốt chính là sự kết hợp của 2 quá trình hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện.
1.2. Vai trò của tiếng nói và chữ viết
a. Tiếng nói và chữ việt cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao
- Người không chỉ tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn mà khi ta nghe nói đến 1 loại thức ăn ngon hoặc thức ăn có vị chua (khế, chanh …) cũng tiết nước bọt.
- Người biết chữ khi đọc những hàng chữ hoặc đoạn văn in trong sách báo có thể bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, phẫn nộ …)
→ Tiếng nói và chữ viết có thể giúp ta mô tả sự vật, trình bày các hiện tượng mà không cần có sự vật cũng làm cho người nghe, người đọc tưởng tượng được.
→ Tiếng nói và chức viết cũng là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2, chúng có thể gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
b. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau
- Giúp con người tích lũy ngày càng nhiều kinh nghiệm và trở thành kho tàng quý báu của nhân loại → xây dựng xã hội ngày một văn minh.
1.3. Tư duy trừu tượng
- Nhờ có tiếng nói và chữ viết, con người đã trừu tượng hóa các sự vật, các hiện tượng cụ thể.
- Từ những cái chung của sự vật, con người khái quát hóa chũng thành khái niệm được diễn đạt bằng các từ và hiểu được nội dung ý nghĩa của nó .
- Con người có khả năng phân tích các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh dựa trên những khái niệm mà không cần tiếp xúc với thực tiễn.
- Khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa là cơ sở tư duy trừu tượng chỉ có ở người.
2. Luyện tập Bài 53 Sinh học 8
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 53 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Giúp con người thích nghi với môi trường sống mới
- B. Giúp hình thành nếp sống văn hóa
- C. Giúp trẻ phân biệt được người quen với người lạ
- D. Tất cả các phương án còn lại
-
A.
-
- A. Cụ thể hóa và trừu tượng hóa các sự vật
-
B.
Cụ thể hóa và khái quát hóa các sự vật
- C. Khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật
- D. Cụ thể hóa và phân tích các sự vật, hiện tượng
-
Câu 3:
Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hóa chính là
- A. kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.
- B. kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ không điều kiện.
- C. kết quả của quá trình hình thành phản xạ có điều kiện.
- D. kết quả của quá trình ức chế các phản xạ không điều kiện.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 53 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 171 SGK Sinh học 8
Bài tập 2 trang 171 SGK Sinh học 8
Bài tập 12 trang 104 SBT Sinh học 8
Bài tập 20 trang 108 SBT Sinh học 8
Bài tập 22 trang 108 SBT Sinh học 8
3. Hỏi đáp Bài 53 Sinh học 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 8 HỌC247