Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 11 chương Cảm ứng Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 120 SGK Sinh học 11
Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thế nào?
-
Bài tập 2 trang 120 SGK Sinh học 11
Đánh dấu X vào ô □ cho các vị trí trả lời đúng về điện thế hoạt động
□ a) Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào
□ b) Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào
□ c) Trong giai đoạn tái phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào
□ d) Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào
-
Bài tập 3 trang 120 SGK Sinh học 11
So sánh cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và có bao miêlin.
-
Bài tập 2 trang 112 SGK Sinh học 11 NC
Điện thế hoạt động được hình thành trải qua các giai đoạn:
A. Phân cực, đảo cưc, tái phân cực.
B. Phân cực, mất phân cực, tái phân cực.
C. Mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.
D. Phân cực, mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.
-
Bài tập 3 trang 112 SGK Sinh học 11 NC
Sự truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin khác với không có bao miêlin như thế nào?
-
Bài tập 2 trang 115 SGK Sinh học 11 NC
Hãy trình bày những biến đổi xảy ra trong phản ứng của cơ thể khi giẫm phải một gai nhọn?
-
Bài tập 4 trang 115 SGK Sinh học 11 NC
Động vật có thể nhận biết, phân biệt được các kích thích khác nhau do đâu?
-
Bài tập 3 trang 57 SBT Sinh học 11
Trình bày vai trò của bơm Na- K?
-
Bài tập 4 trang 58 SBT Sinh học 11
Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thế nào?
-
Bài tập 5 trang 58 SBT Sinh học 11
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin khác có bao miêlin như thế nào? Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc?
-
Bài tập 7 trang 59 SBT Sinh học 11
Sự lan truyền xung thẩn kinh trong sợi thần kinh khác trong cung phản xạ như thế nào?
-
Bài tập 4 trang 62 SBT Sinh học 11
Cho biết vai trò của Na+ trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động?
-
Bài tập 13 trang 66 SBT Sinh học 11
Tính thấm của màng nơron ở nơi bị kích thích thay đổi là do
A. màng của nơron bị kích thích với cường độ đạt tới ngưỡng.
B. lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
C. cổng Na bị đóng lại, cổng K mở ra.
D. xuất hiện điện thế nghỉ.
-
Bài tập 15 trang 66 SBT Sinh học 11
Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K có vai trò chuyển
A. Na+ từ ngoài vào trong màng.
B. K+ từ trong ra ngoài màng.
C. K+ từ ngoài vào trong màng.
D. Na+ từ trong ra ngoài màng.
-
Bài tập 16 trang 67 SBT Sinh học 11
Khi tế bào ớ trạng thái nghỉ ngơi
A. cổng K+ và Na+ cùng đóng.
B. cổng K+ mở, Na+ đóng.
C. cổng K+ và Na+ cùng mở.
D. cổng K+ đóng và Na+ mở.
-
Bài tập 17 trang 67 SBT Sinh học 11
Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn tái phân cực
A. cổng K+ mở, Na+ đóng.
B. cổng K+ và Na+ cùng mở.
C. cổng K+ và Na+ cùng đóng.
D. cổng K+ đóng, Na+ mở.
-
Bài tập 18 trang 67 SBT Sinh học 11
Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn mất phân cực
A. Na+ đi qua màng tế bào vào trong tẽ bào.
B. Na+ đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào.
C. K+ đi qua màng tế bào vào trong tế bào.
D. K+ đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào.
-
Bài tập 19 trang 67 SBT Sinh học 11
Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn đảo cực
A. K+ đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào.
B. Na+ đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào.
C. K+ đi qua màng tế bào vào trong tế bào.
D. Na+ đi qua màng tế bào vào trong tế bào.
-
Bài tập 20 trang 67 SBT Sinh học 11
Trong cơ chế xuất hiện điện hoạt động, sự di chuyển của các ion ở giai đoạn
A. tái phân cực là Na+ khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài.
B. khử cực là K+ khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài.
C. khử cực là K+ khuếch tán từ ngoài tế bào vào trong.
D. tái phân cực là K+ khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài.
-
Bài tập 21 trang 68 SBT Sinh học 11
Để dẫn tới sự thay đổi điện thế nghỉ, phân tử tín hiệu cần bám vào
A. thụ thể liên kết prôtein G.
B. thụ thể tirôzin-kinaza.
C. kênh ion mở bằng phân tử tín hiệu.
D. thụ thế nội bào.
-
Bài tập 22 trang 68 SBT Sinh học 11
Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào khi điện thế hoạt động ở giai đoạn đảo cực làm cho
A. bên trong màng tích điện âm, bên ngoài màng tích điện dương.
B. trong và ngoài màng cùng tích điện dương.
C. trong và ngoài màng cùng tích điện âm.
D. bên trong màng tích điện dương, bên ngoài màng tích điện âm.
-
Bài tập 23 trang 68 SBT Sinh học 11
Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động gồm các giai đoạn tuần tự là
A. mất phân cực - đảo cực - tái phân cực.
B. tái phân cực - đảo cực - mất phân cực.
C. mất phân cực - tái phân cực - đảo cực.
D. đảo cực - tái phân cực - mất phân cực.
-
Bài tập 24 trang 68 SBT Sinh học 11
Khi tế bào ở trạng thái hoạt động, bơm Na - K có vai trò vận chuyển
A. Na+ từ trong ra ngoài màng.
B. K+ từ ngoài vào trong màng.
C. Na+ từ ngoài vào trong màng.
D. K+ từ trong ra ngoài màng.
-
Bài tập 25 trang 68 SBT Sinh học 11
Hưng phấn được truyền đi dưới dạng xung thần kinh theo hai chiều
A. từ nơi bị kích thích.
B. trong sợi thần kinh.
C. trong cung phản xạ.
D. chuỳ xináp.
E. màng sau xináp.
-
Bài tập 26 trang 69 SBT Sinh học 11
Tốc độ lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin so với sợi thần kinh không có bao miêlin là
A. nhanh hơn. B. như nhau.
C. chậm hơn. D. bằng một nửa.
-
Bài tập 27 trang 69 SBT Sinh học 11
Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động ở giai đoạn mất phân cực
A. cả trong và ngoài màng tích điện âm.
B. chênh lệch điện thế giảm nhanh tới 0.
C. cả trong và ngoài màng tích điện dương.
D. chênh lệch điện thế đạt cực đại.