YOMEDIA
NONE

Lão Hạc - Nam Cao - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều


Viết về đề tài người nông dân trước cách mạng, Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao được đăng báo lần đầu năm 1943. Và nội dung bài giảng Lão Hạc - Nam Cao thuộc sách Cánh diều do HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

- Nam Cao (1917- 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri.

- Quê quán: làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Năm 1941, ông có tập truyện đầu tay là Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ rất được đón nhận, sau đó đã được dổi tên là Chí Phèo.

+ Tháng 4 năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên

+ Đến năm 1946, ông ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc.

+ Năm 1950 Nam Cao làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam và làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ.

+ Ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996.

Những tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Cái chết của con Mực, Con mèo,

- Phong cách sáng tác: Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.

Nhà văn Nam Cao

Nhà văn Nam Cao (1917- 1951)

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại: 

Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Lão Hạc được đăng báo lần đầu năm 1943. Là truyện ngắn xuất sắc về người nông dân trong xã hội phong kiến của Nam Cao.

c. Bố cục:

- Phần 1: Từ đầu đến “cũng xong”: Lão Hạc kể chuyện bán chó và nhờ ông giáo hai việc.

- Phần 2: Tiếp theo đến “đáng buồn”: Cuộc sống của lão sau khi bán chó.

- Phần 3: Còn lại: Cái chết của lão Hạc.

d. Tóm tắt tác phẩm: 

Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ. Lão có một người vợ nhưng mất sớm, lão gà trống nuôi con, nhưng vì nghèo không đủ tiền cưới vợ con trai lão đã quẫn trí bỏ nhà lên đồn điền cao su, trước khi đi con trai lão đã gửi gắm cho lão một con chó, lão yêu quý nó đặt tên cho nó là cậu Vàng. Một mình lão phải tự lo liệu mưu sinh. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì nữa, lão đành phải bán cậu Vàng - con chó mà lão hết mực thương yêu như con trai mình. Lão mang hết số tiền bán chó và dành dụm được từ việc bán mảnh vườn gửi nhờ ông giáo. Sau đó lão kiếm được gì thì ăn nấy. Rồi lão âm thầm xin Binh Tư một ít bả chó để tự kết liễu cuộc đời mình bằng số bả chó ấy. Cái chết của lão thật đau đớn và khủng khiếp. Không một ai biết được nguyên nhân cái chết đau đớn của lão ngoại trừ ông giáo và Binh Tư.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Tình cảnh Lão Hạc

- Xuất thân: Nhà nghèo, vợ chết con trai bỏ đi đồn điền cao su.

- Làm thuê để kiếm ăn.

- Sau ốm: tiêu hết tiền dành dụm ... không có việc, bán chó.

- Cuộc sống: nghèo khổ, cùng quẫn và cô đơn.

=> Lớp người nông dân nghèo khổ trước CMT8.

1.2.2. Tình cảm của Lão Hạc dành cho con trai và cho cậu Vàng

a. Tình cảm của  lão Hạc đối với con trai và phẩm chất của lão:

- Nhờ ông giáo:

+ Giữ hộ ba sào vườn cho con trai.

+ Gửi 30 đồng để lo hộ đám tang cho mình.

- Lão là người cha tốt: cao thượng giàu đức hi sinh.

=> Người nông dân nghèo nhưng có lòng tự trọng cao.

Hình ảnh Lão Hạc bên cạnh

Hình ảnh Lão Hạc bên cạnh "cậu Vàng"

b. Tình cảm của  Lão Hạc đối với “cậu Vàng”:

- Trước  khi bán con chó Vàng:

+ Nói với ông giáo về ý định bán chó.

+ Lão phải suy tính, đắn đo nhiều lần, coi đó là việc rất hệ trọng.

- Sau khi bán con Vàng:

+ Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, vết nhăn xô lại, ép nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo về một bên, mếu như con nít, hu hu khóc.

+ Sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh, động từ có sức gợi tả cao, biểu hiện chân thực, cụ thể, chính xác, đặc tả ngoại hình đầy ấn tượng.

+ Thể hiện một sự ngậm ngùi, chua chát, nỗi đau đớn, hối hận, xót xa, sự thương tiếc, nỗi buồn và sự bất lực trước cảnh sống hiện tại cùng cực.

=> Là con người sống tình nghĩa, thuỷ chung, một người cha yêu thương con sâu sắc muốn dành dụm tất cả những gì có thể cho con để con có một cuộc sống hạnh phúc, một con người có nhân cách cao quí.

1.2.3. Cái chết của  Lão Hạc

- Lão Hạc chuẩn bị cho cái chết của mình:

+ Làm văn tự, nhờ ông giáo trông nom hộ 3 sào vườn để khi con về sẽ có đất ở, có vườn làm... văn tự để tên ông giáo, về sau này nhờ ông giáo trông nom cho con ông.

+ Gửi ông giáo 30 đồng bạc để khi lão chết nhờ hàng xóm chi tiêu lo hộ việc ma chay.

- Chuẩn bị âm thầm, chu đáo:

+ Lão Hạc chủ động và tự nguyện tìm đến cái chết.

=>  Là một người cha hết lòng vì con. Là người sống chu đáo, giàu lòng tự trọng.

- Cách xây dựng tình huống truyện: đầy bất ngờ, có tác dụng “đánh lừa”...

- Tâm trạng Lão Hạc: vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra...

+ Một loạt các từ tượng hình và tượng thanh liên tiếp gợi tả về một cái chết dữ dội và thê thảm...

+ Tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm.

+ Lão tự giải thoát bằng cách tự trừng phạt mình.

- Nguyên nhân về cái chết của lão Hạc:

+ Do tình cảnh đói khổ, túng quẫn.

Xuất phát từ từ tình yêu thương, trách nhiệm với con, từ lòng tự trọng đáng kính.

Thực trạng xã hội thực dân phong kiến đương thời.

=> Phản ánh số phận đau thương và phẩm chất cao quý tiềm tàng của người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám.

=> Lão Hạc là một nhân vật lương thiện, bị bần cùng hoá nên phải chọn cái chết thảm thương, đau đớn. Đó là một người cha giàu lòng yêu thương con, một người tình nghĩa thủy chung, trung thực, là một tâm hồn, một tính cách cao thượng, một nhân cách cao cả.

- Cách xây dựng tình huống truyện: đầy bất ngờ, có tác dụng “đánh lừa”...

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Miêu tả tâm lí nhân vật, cách kể chuyện giản dị, tự nhiên chân thực.

- Giọng điệu linh hoạt và tình huống độc đáo.

Bài tập minh họa

Theo em, với truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm những điều gì khi viết về người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945?

 

Lời giải chi tiết:

- Nhà văn xót xa, đau đớn cho số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ.

- Nhà văn trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân dù trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn giữ lòng tự trọng.

- Nhà văn chia sẻ và cảm thông với những khát vọng, ước mơ chính đáng của họ.

Lời kết

Học xong bài Lão Hạc - Nam Cao, các em cần nắm:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết tiêu biểu, cốt truyện, ngôn ngữ, nhân vật,...).

- Phân tích được nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,...) mà nhà văn muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.

Soạn bài Lão Hạc - Nam Cao - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Tác phẩm Lão Hạc - Nam Cao phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

  • Soạn văn đầy đủ Lão Hạc - Nam Cao
  • Soạn văn tóm tắt Lão Hạc - Nam Cao

Hỏi đáp bài Lão Hạc - Nam Cao - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Lão Hạc - Nam Cao

Qua tác phẩm Lão Hạc - Nam Cao, tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON