YOMEDIA
NONE

Người thầy đầu tiên - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều


Tiếp nối chủ đề Bài 6: Truyện, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Người thầy đầu tiên thuộc sách Cánh diều dưới đây. Với nội dung bài giảng được biên soạn và tổng hợp chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em cảm nhận được tấm lòng thương yêu, nâng niu những số phận bất hạnh biết vươn lên trong cuộc sống của thầy Đuy-sen dành cho cô bé An-tư-nai. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

- Ai-tơ-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây

- Sự nghiệp văn học: Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát-xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-tơ-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan.

Một số tác phẩm chính: Gia-mi-li-a (1958), Cây phong non trùm khăn đỏ (1961), Con tàu Trắng (1970).

Nhà văn Ai-tơ-ma-tốp

Nhà văn Ai-tơ-ma-tốp (1928 – 2008)

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại: 

Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Sáng tác năm 1962.

- Truyện lấy bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-dơ-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX.

c. Bố cục:

- Phần 1: Từ đầu đến “kể hết câu chuyện này": An-Tư Nai viết thư nhờ người đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-Sen.

- Phần 2: Tiếp theo đếm "rảo bước về làng”: Kể lại câu chuyện xây trường, và cuộc đối đáp giữa An- Tư Nai với thầy.

- Phần 3: Tiếp theo đến "còn tất cả ngồi tại chỗ nghe thầy Đuy-sen giảng bài": Miêu tả sự quan tâm chăm sóc học trò của thầy Đuy- Sen.

- Phần 4: Còn lại: Người họa sĩ boăn khoăn về chủ đề tranh.

d. Tóm tắt tác phẩm: 

Đoạn trích “Người thầy đầu tiên” là lời kể lại của người họa sĩ và An-tư-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Thầy Đuy-sen quan tâm đến các học sinh và đặc biệt là An-tư-nai, mong cô bé có thể lên thành phố lớn học tập. Câu chuyện kể lại từ An-tư-nai khiến người họa sĩ đồng hương cảm thấy day dứt và muốn vẽ bức tranh thật đẹp về hai thầy trò.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Nhân vật thầy Đuy-sen

- Yêu thương, quan tâm học trò: Không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn dạy học trò cách làm người, giúp An-tư-nai tạo lập nhân cách của mình.

- Có trách nhiệm với học trò: Ra sức bảo vệ An-tư-nai, dám hi sinh tính mạng để mong đem lại cuộc sống mới đầy hi vọng cho học trò của mình.

- Có niềm tin vào tương lai tươi sáng của học trò: Tin tưởng mạnh mẽ vào năng lực của An-tư-nai, gieo vào lòng cô bé niềm tin, nghị lực trong cuộc sống.

=> Nhận xét: Thầy Đuy-sen ấm áp, dũng cảm và cao thượng.

Hình ảnh thầy Đuy-sen bảo vệ An-tư-nai

Hình ảnh thầy Đuy-sen bảo vệ An-tư-nai

1.2.2. Nhân vật An-tư-nai

- Hoàn cảnh bất hạnh: do thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần (mồ côi cha mẹ, ở cùng chú thím, bị bắt ép gả chồng khi còn chưa đủ tuổi.)

- Tình cảm của An-tư-nai dành cho thầy Đuy-sen: cảm kích, biết ơn thầy.

- Số phận người phụ nữ:

+ Chịu nhiều thiệt thòi.

+ Bị đói nghèo, lạc hậu đày đọa, mất hết quyền làm người.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả.

- Người thầy đầu tiên đã thành công khắc họa nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trog cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.

- Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.

- Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp đẫn cho văn bản.

Bài tập minh họa

 Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy.

 

Lời giải chi tiết:

Chi tiết mà em ấn tượng nhất trong đoạn trích Người thầy đầu tiên, là chi tiết về dòng tâm sự của nhân vật An-tư-nai khi đã trưởng thành. Cô bé ngày nào giờ đây đã là một người thành công, nhưng luôn khắc khoải về người thầy giáo đầu tiên của mình. Chi tiết ấy đã giúp chúng ta thấy được sự biết ơn và kính trọng sâu sắc của nhân vật An-tư-nai đối với thầy giáo của mình. Dù thời gian đã trôi qua rất lâu, nhưng cô vẫn luôn khắc ghi trong trái tim rằng, tất cả những con đường thành công mà cô đi đều bắt nguồn từ con đường mòn nhỏ bé đó. Và mọi thành công của cô, hạnh phúc của cô, ánh sáng của cô đều là nhờ người thầy vĩ đại ấy đem đến. Với A-tư-nai, thầy Đuy-sen không chỉ là một người thầy giáo, mà còn là một người cha, một vị chúa thực sự đã sưởi ấm và cứu rỗi cuộc đời cô.

Lời kết

Học xong bài Người thầy đầu tiên, các em cần nắm:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết tiêu biểu, cốt truyện, ngôn ngữ, nhân vật,...).

- Phân tích được nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,...) mà nhà văn muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.

Soạn bài Người thầy đầu tiên - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Tác phẩm Người thầy đầu tiên kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi. Qua đó người đọc thấy được tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

  • Soạn văn đầy đủ Người thầy đầu tiên
  • Soạn văn tóm tắt Người thầy đầu tiên

Hỏi đáp bài Người thầy đầu tiên - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Người thầy đầu tiên

Qua tác phẩm Người thầy đầu tiên, tác giả ca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt là An-tư-nai. Người thầy Đuy-sen đã thay đổi cuộc đời của cô bé An-tư-nai, người đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò nhỏ. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON