Mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc về một bài thơ đã học. Chúc các em sẽ có một tiết học thật tốt nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêmSoạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tóm tắt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.
- Cấu trúc gồm có 3 phần:
+ Mở đoạn
+ Thân đoạn
+ Kết đoạn
1.2. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Phân tích theo những điểm sau:
- Chú ý những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết.
- Tác giả dùng ngôi thứ mấy để kể?
- Phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn có những nội dung gì?
1.3. Hướng dẫn quy trình viết
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Bước 3: Viết đoạn
- Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
2. Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
(1) Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ.
Trả lời:
- Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết: để lại cho tôi nhiều cảm xúc, làm cho tôi, tôi cảm nhận được, khiến tôi nghĩ đến, tôi tự nhắc nhở, tôi vẫn đang may mắn,...
(2) Tác giả đoạn văn đã sử dụng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm xúc?
Trả lời:
- Tác giả dùng ngôi thứ nhất.
(3) Những câu nào thuộc về phần mở đoạn? Vì sao em biết?
Trả lời:
- Phần mở đoạn: "Những cánh buồm... chân thành.". Vì giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài thơ.
(4) Những câu nào thuộc về phần thân đoạn? Phần này trình bày nội dung gì?
Trả lời:
- Phần thân đoạn: "Hình ảnh "cha dắt con đi"... mới lạ.". Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài; làm rõ bằng từ ngữ, hình ảnh trong bài.
(5) Hãy chỉ ra câu kết của đoạn văn và cho biết nội dung của nó.
Trả lời:
- Phần kết đoạn "Tình cảm ấy... vòng tay cha.". Phần này khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó với bản thân.
(6) Tìm những từ ngữ được dùng theo kiểu lập lại hoặc thay thế những từ ngữ tương ứng ở những câu trước đó. Nêu tác dụng của những từ ngữ đó.
Trả lời:
- Những từ ngữ theo kiểu lặp lại: hình ảnh, người cha, người con, tình cảm, thể hiện, ân cần, che chở,...
- Sự thay thế: tình cha con thiêng liêng = tình cảm đong đầy yêu thương, trìu mến mà cha dành cho con; đi đến tương lai = đưa con đến những chân trời mới;...
-> Những từ ngữ đó khiến bài văn được liên kết mạch lạc nhưng không bị lặp từ, mắc lỗi diễn đạt.
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ mà em biết.
Trả lời:
Bài thơ "Vọng nguyệt - Ngắm trăng" nằm trong tập "Nhật kí trong tù", được Người viết vào giai đoạn 1942 - 1943, khi đang bị cầm tù trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Tập thơ ấy không chỉ ghi lại những gian khổ Người trải qua mà còn ghi lại cả hình ảnh một thi nhân với tấm lòng yêu thiên nhiên đầy mãnh liệt nữa. Và "Vọng nguyệt - Ngắm trăng" chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Nó vừa là bức tranh hiện thực chốn lao tù, vừa là tình yêu thiên nhiên, vừa chứa đựng tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác ở trong đó. Hồ Chí Minh qua "Vọng Nguyệt" đã cho chúng ta một bài học về nhân sinh trong cuộc sống. Đó là dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn lạc quan, yêu đời, vượt lên trên hoàn cảnh. Ngay trong ngục tù, Người vẫn có thể ngắm trăng, thưởng trăng, tâm hồn ấy thật lạc quan biết mấy. Đó là tâm hồn tràn ngập tự do, tràn ngập tình yêu đời, lạc quan về cuộc sống, vượt mọi hoàn cảnh để tìm đến với tự do, đúng như tinh thần mà tiêu để của tập thơ "Nhật kí trong tù" đề cập đến.
4. Hỏi đáp về bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.