YOMEDIA
NONE

Thực hành Tiếng Việt (Bài 8) - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 8) dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 6 bước đầu hiểu hơn về từ mượn và yếu tố Hán Việt. Hy vọng rằng bài học này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Từ mượn

- Như bất kì ngôn ngữ nào khác, tiếng Việt vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để làm giàu cho vốn từ của mình.

- Tiếng Việt mượn nhiều từ ngữ của tiếng Hán. Ví dụ: thiên nhiên, hải đăng, giáo dục,... Ngoài ra, tiếng Việt còn mượn của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh,... Ví dụ: vi-ta-min, ra-đi-ô, xích lô, ti vi,...

- Mượn từ là một cách để phát triển vốn từ. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ một cách tùy tiện.

1.2. Yếu tố Hán Việt

- Trong tiếng Việt có một số lượng lớn các yếu tố Hán Việt có khả năng cấu tạo nên rất nhiều từ khác nhau. Ví dụ: hải trong hải sản, hải quân, lãnh hải,...; gia trong gia đình, gia sản, gia giáo, gia tộc,...

- Việc hiểu chính xác và sử dụng đúng các yếu tố Hán Việt đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt in đậm trong các câu sau:

(1) Vua của một nước được gọi là thiên tử.

(2) Các bậc nho gia xưa đã từng đọc Thiên kính vạn quyển.

(3) Trong trận đấu này, trọng tài đã thiên vị đội chủ nhà.

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về yếu tố Hán Việt để giải bài tập này.

- Xác định nghĩa của từ "thiên" trong 3 câu trên.

b. Lời giải chi tiết:

(1) Vua của một nước được gọi là thiên tử.

-> Thiên: Trời.

(2) Các bậc nho gia xưa đã từng đọc Thiên kính vạn quyển.

-> Thiên: Nghìn.

(3) Trong trận đấu này, trọng tài đã thiên vị đội chủ nhà.

-> Thiên: Nghiêng về.

Bài tập 2: Hãy kể một số từ mượn:

- Là tên các đơn vị đo lường.

- Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp.

- Là tên một số đồ vật.

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về từ mượn để giải bài tập này.

- Liệt kê từ mượn phù hợp với yêu cầu đề ra.

b. Lời giải chi tiết:

- Là đơn vị đo lường: mét, lít, ki-lô-mét, ki-lô-gam.

- Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp: ghi đông, pẽ đan, gác-đờ-bu...

- Là tên một số đồ vật: ra-đi-ô, vi-ô-lông, xoong, xích...

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được đặc điểm của từ mượn và yếu tố Hán Việt.

+ Vận dụng và phân tích được từ mượn, yếu tố Hán Việt trong một văn bản cụ thể.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 8)

Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 8) dưới đây nhằm giúp các em nhận diện và phân tích được từ mượn và yếu tố Hán Việt trong một văn bản cụ thể. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây:

Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 8) Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON