Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 2) dưới đây nhằm giúp các em có thể nhận biết được trạng ngữ trong một văn bản bất kì. Đồng thời, bài học này còn giúp các em biết cách sử dụng trạng ngữ khi viết đoạn văn hoặc bài văn. Cùng Học247 tham khảo nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Khái niệm và phân loại
- Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ của cậu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu trong câu.
- Phân loại: Có nhiều loại trạng ngữ:
+ Trạng ngữ chỉ thời gian
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
+ Trạng ngữ chỉ mục đích
- Ví dụ: (1) Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le nguồn chiêm bờ cõi nước ta. (2) Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đổ làm sao xấu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
+ Trạng ngữ "Hồi đó" chỉ thời gian diễn ra sự việc nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta.
+ Trạng ngữ "Để dò xem bên này có nhân tài hay không" chỉ mục đích của sự việc nước ngoài sai sứ đưa vỏ ốc vặn sang nước ta cùng với câu đố oái oăm.
1.2. Chức năng của trạng ngữ
- Chức năng bổ sung ý nghĩa cho sự việc trong câu.
- Chức năng liên kết các câu trong một đoạn, làm cho đoạn văn được liền mạch.
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Em hãy chỉ ra trạng ngữ và phân loại nó trong những câu dưới đây:
a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, cây cối dần chuyển sang màu vàng.
b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người tấp nập mua sắm đồ mới.
c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.
d. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
Hướng dẫn giải:
Xem lại khái niệm và phân loại trạng ngữ:
- Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ của cậu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu trong câu.
- Phân loại: Có nhiều loại trạng ngữ:
+ Trạng ngữ chỉ thời gian
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
+ Trạng ngữ chỉ mục đích
Lời giải chi tiết:
a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, cây cối dần chuyển sang màu vàng
- Trạng ngữ chỉ thời gian: "Khi mùa thu sang"
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: "Khắp nơi"
b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người tấp nập mua sắm đồ mới
- Trạng ngữ chỉ thời gian: "Những ngày giáp Tết"
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: "Trong các chợ hoa"
c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: "Vì chủ quan"
d. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực
- Trạng ngữ chỉ mục đích: "Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh"
Bài tập 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng trạng ngữ.
Hướng dẫn giải:
- Đoạn văn sử dụng trạng ngữ phù hợp với chuẩn mực.
- Trạng ngữ được dùng trong đoạn văn phải thuộc những loại sau:
+ Trạng ngữ chỉ thời gian
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
+ Trạng ngữ chỉ mục đích.
Lời giải chi tiết:
Nhắc đến lịch sử nước nhà người dân Việt Nam luôn tự hào vì những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của cả dân tộc Việt Nam, những người anh hùng hiên ngang, dũng cảm đã đứng lên bảo vệ và chiến đấu vì Tổ quốc. Chúng ta thấy lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Mở đầu cho trang sử chói chang ấy có lẽ là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng hay Bà Triệu. Trong suốt một nghìn năm, dân tộc Việt Nam liên tiếp bị các nước phương Bắc đô hộ là liên tiếp các cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù. Ta có thể kể đến một vài cuộc chiến tiêu biểu như: Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống trên sông Như Nguyệt, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông, Lê Lợi đánh thắng quân Minh, anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh. Nhưng có lẽ đáng tự hào nhất đó chính là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dân tộc Việt Nam đã liên tiếp đánh bại hai cường quốc lớn của thế giới lúc bấy giờ với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đề giành lại độc lập, thống nhất đất nước.
-> Trạng ngữ: "Trong suốt một nghìn năm".
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Trình bày được khái niệm của trạng ngữ.
+ Phân loại được các trạng ngữ.
+ Vận dụng được trạng ngữ trong nói và viết.
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 2)
Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 2) dưới đây sẽ cung cấp cho các em kiến thức về các dạng của trạng ngữ thường gặp. Để biết cách nhận biết và vận dụng được trạng ngữ trong văn nói và văn viết, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt tại đây:
Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 2) Ngữ văn 6
Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247