YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 2) - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Bài 2) thuộc bộ sách mới - Chân trời sáng tạo dưới đây. Với bài soạn này, các em sẽ biết cách nhận diện và phân tích được trạng ngữ trong một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 2) tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Khái niệm và phân loại

- Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ của cậu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu trong câu.

- Phân loại: Có nhiều loại trạng ngữ:

+ Trạng ngữ chỉ thời gian

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn 

+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

+ Trạng ngữ chỉ mục đích

1.2. Chức năng của trạng ngữ

- Chức năng bổ sung ý nghĩa cho sự việc trong câu.

- Chức năng liên kết các câu trong một đoạn, làm cho đoạn văn được liền mạch.

2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 2)

Câu 1. Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong các câu dưới đây:

a. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

b. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu.

c. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.

d. Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.

Trả lời:

a. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

  • Trạng ngữ xác định thời gian: ngày cưới
  • Trạng ngữ xác định nơi trốn: trong nhà Sọ Dừa

b. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu.

  • Trạng ngữ xác định thời gian: đúng lúc rước dâu.

c. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.

  • Trạng ngữ xác định thời gian: lập tức

d. Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.

  • Trạng ngữ xác định thời gian: Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ.

Câu 2. Nêu tác dụng liên kết câu của trạng ngữ trong hai đoạn văn sau:

a. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.

b. Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét. Định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước.

Trả lời:

a. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.

  • Các trạng ngữ: năm ấy, chẳng bao lâu, khi chia tay.
  • Các trạng ngữ này nhằm xác định rõ diễn biến về mặt thời gian, liên kết các sự kiện xảy ra trước, xảy ra sau.

b. Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét. Định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước.

  • Trạng ngữ chỉ thời gian: từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, trạng ngữ chỉ mục đích: nhân quan trạng sứ đi vắng.
  • Tác dụng: Các trạng ngữ nhằm xác định rõ điều kiện về mặt thời gian, mục đích cho các sự kiện diễn ra trong đoạn văn, tạo mối liên hệ nhân quả (cô em út lấy chồng trạng nguyên khiến hai cô chị ghen ghét, tiếp đến là việc quan trạng đi vắng mới dẫn đến việc hai cô chị hại em).

Câu 3. Đọc đoạn văn sau:

Một hôm, cô út vừa mang cơm đến chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế, cô gái biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.

a. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên.

b. Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.

Trả lời:

a. Các từ láy là: véo von, rón rén, lăn lóc.

b. Các từ láy giúp người đọc hình dung rõ: Từ véo von diễn tả âm thanh, rón rén và lăn lóc diễn tả hành động.

Câu 4. Đọc đoạn văn sau:

Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

a. Tìm thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên.

b. Nêu ý nghĩa của thành ngữ đó.

Trả lời:

a. Thành ngữ: mở cờ trong bụng.

b. Ý nghĩa: vui mừng, sung sướng và phần khởi.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Thực hành Tiếng Việt (Bài 2).

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.

Trả lời:

Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

-> Các trạng ngữ: Ở đoạn đầu truyện, Hàng ngày, Trên đường đi...

4. Hỏi đáp về bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 2) Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON