YOMEDIA
NONE

Sự tích Hồ Gươm - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Bài học Sự tích Hồ Gươm nhằm giúp các em có thêm kiến thức về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ngoài ra, bài học này sẽ giúp các em nắm được nội dung và ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm - một truyền thuyết gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị đọc

a. Khái quát về thể loại truyền thuyết:

- Khái niệm: Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.

- Đặc điểm: Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,...

+ Nhân vật truyền thuyết có các đặc điểm: 

  • Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,... 
  • Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng. 
  • Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

+ Cốt truyện truyền thuyết có các đặc điểm:

  • Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
  • Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

+ Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,... Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

b. Tìm hiểu từ khó:

  • Đô hộ: cai trị
  • Chủ tướng: viên tướng đứng đầu
  • Thuận thiên: thuận theo ý trời
  • Long Quân: vua hoặc thần ở dưới nước
  • Xã tắc: ở đây chỉ quốc gia

c. Tóm tắt truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm:

Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đuổi quân Minh.

Lê Thận đã kéo được lưỡi gươm sau ba lần thả lưới. Sau khi tham gia nghĩa quân, Lê Lợi đến nhà Thận và thấy thanh gươm tự dưng sáng rực với hai chữ “Thuận thiên”.

Lê Lợi bị giặc đuổi, thấy chuôi gươm thần phát sáng trên cây đa, ông lấy về tra vào lưỡi thì vừa khít.

Từ đó nhờ gươm thần mà quân ta chiến thắng kẻ thù giòn giã, giải phóng được đất nước.

Sau khi đuổi được giặc Minh, vua Lê Lợi đi dạo hồ Tả Vọng gặp Rùa Vàng hiện lên đòi lại gươm. Lê Lợi trả gươm, Rùa Vàng lặn xuống nước. Từ đó hồ được đổi tên là Hồ Gươm (hoặc hồ Hoàn Kiếm).

d. Đại ý:

Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

e. Bố cục bài học: Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến "đất nước" -> Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.

- Phần 2: Còn lại -> Long Quân đòi lại gươm thần, nguồn gốc lịch sử của hồ Hoàn Kiếm.

1.2. Trải nghiệm cùng văn bản

a. Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần:

- Hoàn cảnh:

+ Giặc Minh đô hộ. Nghĩa quân Lam Sơn còn yếu nên đã nhiều lần bị thua -> Long Quân cho mượn gươm.

+ Thanh gươm thần kì là tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tham gia đánh giặc.

- Cách Long Quân cho mượn gươm:

- Lê Thận là người đánh cá nhặt được lưỡi gươm dưới nước.

- Lê Lợi đến nhà Lê Thận thanh gươm sáng lên 2 chữ “Thuận thiên”.

- Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng ( gươm sáng trên ngọn cây đa) .

- Gươm tra vào vừa như in.

→ Tưởng tưởng kì lạ.

- Lê Thận tin tưởng vào Lê Lợi.

=> Thanh gươm gặp được minh chủ sử dụng vào việc lớn, hợp lòng dân, thuận ý trời. Tính chất toàn dân trên dưới một lòng tham gia đánh giặc.

b. Long Quân đòi lại gươm thần, nguồn gốc lịch sử của hồ Hoàn Kiếm:

* Long Quân đòi lại gươm thần:

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Đất nước thanh bình.

+ Lê Lợi lên làm vua.

- Cảnh trả gươm:

+ Ở hồ Tả Vọng

+ Một năm sau khi đuổi giặc Minh

+ Nhân vật đòi gươm: Vùa vàng

+ Vua nâng gươm → Rùa vàng đớp lấy rồi chìm xuồng đáy hồ.

* Nguồn gốc lịch sử của hồ Hoàn Kiếm:

- Gươm Thần giúp Lê lợi và nhân dân chiến thắng giặc Minh.

- Đất nước hoà bình. Lê Lợi lên làm vua.

- Long Quân sai rùa vàng đòi lại gươm thần ở hồ Tả Vọng.

- Hồ Tả Vọng đổi thành Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm

→ Nguyện vọng của nhân dân. Yêu chuộng hoà bình.

1.3. Tổng kết

- Về nội dung:

+ Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.

+ Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.

- Về nghệ thuật:

+ Xây dựng tình tiết thể hiện tinh thần đoàn kết đánh giặc của nhân dân ta.

+ Sử dụng một số chi tiết kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho sức mạnh chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Theo em, chi tiết Rùa Vàng đòi gươm nhằm nói lên điều gì?

a. Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung văn bản Sự tích hồ Gươm, chú ý đoạn Long Quân đòi lại gươm thần để giải bài tập này.

b. Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa chi tiết Rùa Vàng đòi gươm:

+ Giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm.

+ Đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn.

+ Phản ánh tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta. Giờ đây thứ mà muôn dân Đại Việt cần hơn là cày, cuốc, là cuộc sống lao động dựng xây đất nước. Trả gươm có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó, hàm ý cảnh giác cao độ, răn đe kẻ thù.

Bài tập 2: Em hãy nêu cảm nhận của em về truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.

a. Hướng dẫn giải:

- Nêu ý kiến tổng hợp những suy nghĩ, cảm nhận từ văn bản Sự tích Hồ Gươm.

- Ý kiến, cảm nhận phải phù hợp với chuẩn mực.

b. Lời giải chi tiết:

Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có rất nhiều yếu tố kì ảo, thông qua những yếu tố đó Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng cho các phương diện truyền thống, văn hóa của dân tộc ta. Chẳng hạn như thông qua hình tượng thanh gươm thần, truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm đã ca ngợi tinh thần đoàn kết chiến đấu, chủ nghĩa anh hùng tập thể, sự gắn bó đoàn kết cộng đồng. Sức mạnh toàn dân đánh giặc đã được khúc xạ qua nhãn quan thần kì hóa của người xưa với sự xuất hiện của thanh gươm thần. Thanh gươm chính là đại diện cho sức mạnh thần kì của dân tộc ta. Câu chuyện Sự tích Hồ Gươm còn là lời giải thích của nhân dân ta về tên gọi của hồ, xuất hiện sau tên gọi Tả Vọng và gắn liền với những sự tích, chiến công của người anh hùng Lê Lợi.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc - hiểu văn bản theo thể loại truyền thuyết.

+ Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.

+ Hiểu được vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong truyện.

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm

Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm đã gắn liền với gần ngàn năm lịch sử của đất Thăng Long. Truyền thuyết này đã làm sống lại những năm tháng chiến đấu hào hùng, oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Để nắm được những ý nghĩa về truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc bài soạn tóm tắt tại đây:

Hỏi đáp bài Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Sự tích Hồ Gươm

Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết nổi tiếng nói về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, truyền thuyết này đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Để cảm nhận một cách đầy đủ về lòng tự hào dân tộc qua văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON