YOMEDIA
NONE

Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Bài học Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ nhằm giúp các em nắm được những thao tác tóm tắt nội dung chính của văn bản đã học bằng sơ đồ. Hy vọng bài học này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm và yêu cầu

a. Khái niệm:

Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là cách lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

b. Yêu cầu đối với sơ đồ tóm tắt văn bản:

- Yêu cầu về nội dung:

+ Tóm lược đúng và đầy đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.

+ Sử dụng các từ khóa, cụm từ.

+ Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.

+ Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản.

- Yêu cầu về hình thức:

+ Kết hợp hài hòa, hợp lí giữa các từ khóa với hình vẽ, mũi tên, các kí hiệu,...

+ Sáng rõ, có tính thẩm mĩ, giúp nắm bắt nội dung chính của văn bản một cách thuận lợi, dễ dàng.

1.2. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Gợi ý tóm tắt văn bản Thánh Gióng bằng sơ đồ:

- Tên văn bản: Thánh Gióng.

- Nội dung chính: Truyện kể về người anh hùng làng Gióng đánh thắng giặc Ân vào đời Hùng Vương thứ sáu, truyện có nhiều sự việc, chi tiết kì lạ xoay quanh các sự việc chính dưới đây:

+ Sự việc 1: Thánh Gióng được sinh ra một cách kì lạ.

+ Sự việc 2: Thánh Gióng nhận lời đánh giặc Ân.

+ Sự việc 3: Thánh Gióng ra trận và chiến thắng giặc Ân.

+ Sự việc 4: Thánh Gióng bay về trời.

+ Sự việc 5: Thánh Gióng được nhân dân ghi nhớ công ơn đánh giặc cứu nước.

1.3. Hướng dẫn quy trình viết

- Bước 1: Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt:

+ Xác định văn bản gồm mấy phần hoặc mấy đoạn và quan hệ giữa các phần, các đoạn.

+ Tìm từ khóa (những từ được lặp lại nhiều lần, được in nghiêng, in đậm) và ý chính của từng phần hoặc đoạn.

+ Xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ.

- Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ:

+ Dựa trên số phần hoặc số đoạn, xác định số ô hoặc số bộ phần cần có trong sơ đồ.

+ Chọn cách thể hiện sơ đồ tốt nhất (hình vẽ, mũi tên, các kí hiệu…) để trình bày nội dung chính của văn bản cần tóm tắt.

- Bước 3: Kiểm tra lại sơ đồ vẽ:

+ Việc thể hiện các ý chính của văn bản cần tóm tắt trên sơ đồ đã đủ và rõ chưa?

+ Cách thể hiện trên sơ đồ về các phần, đoạn, ý chính và quan hệ giữa chúng trong văn bản gốc cần tóm tắt đã phù hợp chưa?

Bài tập minh họa

Bài tập: Hãy tóm tắt bằng sơ đồ một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.

a. Hướng dẫn giải:

- Khi tóm tắt văn bản bằng sơ đồ cần đảm bảo các nội dung sau:

+ Tên văn bản.

+ Nội dung chính.

+ Thứ tự các sự việc diễn ra.

b. Lời giải chi tiết:

Chọn tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được khái niệm, yêu cầu của tóm tắt văn bản bằng sơ đồ.

+ Biết cách tóm tắt một văn bản đã học bằng sơ đồ.

Soạn bài Tóm tắt nội dung chính của 1 VB bằng sơ đồ

Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ sẽ giúp các em dễ dàng hơn khi tiến hành tóm tắt một văn bản đã học, quá trình tóm tắt văn bản nhằm giúp các em có thể cô đọng, hệ thống hóa lại kiến thức đã học, để hiểu thêm về cách tóm tắt này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt tại đây:

Hỏi đáp bài Tóm tắt nội dung chính của 1 VB bằng sơ đồ Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON