YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 5) - Ngữ văn 6 Tập 1 Cánh diều

Mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Bài 5) nằm trong chương trình mới - Cánh diều dưới đây nhằm giúp các em bước đầu biết cách mở rộng vị ngữ, vận dụng và phân tích được trạng ngữ chỉ thời gian. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 5) tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Trạng ngữ chỉ thời gian

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. Trạng ngữ chỉ thời gian: chỉ thời gian, thời điểm.

1.2. Mở rộng vị ngữ

- Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? hoặc Là gì? Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

- Để phản ánh đầy đủ hiện thức khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), vị ngữ thường được mở rộng thành cụm từ. Động từ, tính từ khi làm vị ngữ có khả năng mở rộng thành cụm động từ, cụm tính từ, bao gồm động từ, tính từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ ở trước hoặc sau trung tâm.

2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 5)

Câu 1: Tìm những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong các văn bản Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập” hoặc Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ ra tác dụng của kiểu câu đó đối với việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản.

Trả lời:

* Trong bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập:

- Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

- Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội.

- Ngày 28 và ngày 29-8, ban ngày, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sở của Chính phủ lâm thời.

* Trong bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sau 56 ngày đêm…

=> Tác dụng của việc mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian nhằm xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

Câu 2: Xác định vị ngữ trong các câu dưới đây. Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ nào là cụm từ?

a. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng)

b. Giặc tan vỡ. (Thánh Gióng)

c. Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”. (Bùi Đình Phong)

d. Người đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt. (Theo Bùi Đình Phong)

Trả lời:

- Các vị ngữ trong câu:

a. mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa

b. tan vỡ.

c. soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập

d. các thành viên Chính phủ xét duyệt.

- Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ a. mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa là cụm từ.

Câu 3: Tìm vị ngữ là cụm động từ, cụm tính từ trong những câu dưới đây. Xác định từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm từ đó.

a. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoắn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài)

b. Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài)

c. Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập” (Theo Bùi Đình Phong)

d. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. (Theo Bùi Đình Phong)

Trả lời:

a. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoắn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài)

  • Vị ngữ: ngắn hủn hoẳn, dài kín xuống tận chấm đuôi.
  • Vị ngữ là cụm tính từ, tính từ trung tâm là ngắn, dài, thành tố phụ là hủn hoẳn, kín xuống tận chấm đuôi.

b. Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài)

  • Vị ngữ: trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu.
  • Vị ngữ là cụm động từ, động từ trung tâm là trả lời, thành phần phụ (bằng một giọng rất buồn rầu)

c. Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập” (Theo Bùi Đình Phong)

  • Vị ngữ: bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.
  • Vị ngữ là cụm động từ, động từ trung tâm là bổ sung, thành phần phụ là một số điểm vào…

d. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. (Theo Bùi Đình Phong)

  • Vị ngữ: đọc “Tuyên ngôn Độc lập”
  • Vị ngữ là cụm động từ, động từ trung tâm là đọc, còn thành phần phụ là “Tuyên ngôn độc lập”.

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản thông tin đã học (trong đoạn văn đó có sử dụng vị ngữ là cụm từ). Xác định vị ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Trả lời:

Văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” của Bùi Đình Phong đã giúp tôi hiểu rõ quá trình Hồ Chủ tịch viết bản Tuyên ngôn Độc lập. Từ khi, Bác rời Pác Bó về Tân Trào để đề nghị Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ có được cuốn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Cho đến khi Bác rời Tân Trào về Hà Nội để triệu tập các cuộc họp quan trọng, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, trao đổi và góp ý để sửa đổi cho bản thảo Tuyên ngôn độc lập. Bản Tuyên ngôn đã được hoàn thành sau một thời gian dài. Và đến ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập đã có ý nghĩa vô cùng trọng đại với nhân dân và đất nước Việt Nam.

- Câu văn: Bản Tuyên ngôn đã được hoàn thành sau một thời gian dài.

- Vị ngữ là cụm từ động từ: đã được hoàn thành (động từ trung tâm: hoàn thành).

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 5). Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Thực hành Tiếng Việt (Bài 5)

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Xác định cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ có trong các câu sau:

a. Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.

(Con Rồng cháu Tiên)

b. Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết.

(Thạch Sanh)

c. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.

(Thạch Sanh)

d. Một hôm sứ giả đi đến làng chú bé Gióng.

(Thánh Gióng)

Trả lời:

a. Cụm tính từ: "xinh đẹp tuyệt trần"

b. Cụm động từ: "vừa khôn lớn"

c.

  • Cụm động từ: "sống lủi thủi"
  • Cụm danh từ: "một túp lều cũ, cả gia tài, một lưỡi búa của cha để lại"

d. Cụm động từ: "đi đến làng chú bé Gióng".

4. Hỏi đáp về bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 5) Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON