YOMEDIA

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 5) tóm tắt - Cánh diều Ngữ văn 6

 
NONE

Kiến thức Tiếng Việt rất cần thiết khi giao tiếp trong cuộc sống và trong học tập môn Ngữ văn. Nắm bắt được điều đó, Học247 xin gửi đến các em bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Bài 5) tóm tắt - Cánh diều Ngữ văn 6 nhằm giúp các em nhận biết được trạng ngữ, vị ngữ trong một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ATNETWORK

1. Khái quát chung

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. Trạng ngữ chỉ thời gian: chỉ thời gian, thời điểm.

- Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? hoặc Là gì? Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

- Để phản ánh đầy đủ hiện thức khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), vị ngữ thường được mở rộng thành cụm từ. Động từ, tính từ khi làm vị ngữ có khả năng mở rộng thành cụm động từ, cụm tính từ, bao gồm động từ, tính từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ ở trước hoặc sau trung tâm.

2. Hướng dẫn soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 5)

Câu 1: Tìm những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong các văn bản Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập” hoặc Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ ra tác dụng của kiểu câu đó đối với việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản.

Gợi ý:

- Một số câu mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian:

+ “Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.”

+ “Ngày 28- 29/8/1945 Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.”

+ “14h ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào.”

+ “Sau 58 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cư điểm Điện Biên Phủ giành thắng lợi hoàn toàn”

- Tác dụng: Các trạng ngữ chỉ thời gian giúp thông tin trong câu văn được truyền tới người đọc rõ ràng và cụ thể hơn.

Câu 2: Xác định vị ngữ trong các câu dưới đây. Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ nào là cụm từ?

a. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng)

b. Giặc tan vỡ. (Thánh Gióng)

c. Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”. (Bùi Đình Phong)

d. Người đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt. (Theo Bùi Đình Phong)

Gợi ý:

- Vị ngữ là:

a. mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa

b. tan vỡ.

c. soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập

d. các thành viên Chính phủ xét duyệt.

- Vị ngữ trong câu a là cụm từ.

Câu 3: Tìm vị ngữ là cụm động từ, cụm tính từ trong những câu dưới đây. Xác định từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm từ đó.

a. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoắn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài)

b. Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài)

c. Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập” (Theo Bùi Đình Phong)

d. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. (Theo Bùi Đình Phong)

Gợi ý:

a. 

  • Vị ngữ: ngắn hủn hoẳn, dài kín xuống tận chấm đuôi.
  • Vị ngữ là cụm tính từ, tính từ trung tâm là ngắn, dài, thành tố phụ là hủn hoẳn, kín xuống tận chấm đuôi.

b. 

  • Vị ngữ: trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu.
  • Vị ngữ là cụm động từ, động từ trung tâm là trả lời, thành phần phụ (bằng một giọng rất buồn rầu)

c. 

  • Vị ngữ: bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.
  • Vị ngữ là cụm động từ, động từ trung tâm là bổ sung, thành phần phụ là một số điểm vào…

d. 

  • Vị ngữ: đọc “Tuyên ngôn Độc lập”
  • Vị ngữ là cụm động từ, động từ trung tâm là đọc, còn thành phần phụ là “Tuyên ngôn độc lập”.

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản thông tin đã học (trong đoạn văn đó có sử dụng vị ngữ là cụm từ). Xác định vị ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Gợi ý:

Trong chương trình Ngữ Văn 6, em đã được tìm hiểu một số văn bản thông tin rất hấp dẫn và bổ ích. Trong các văn bản đó em thích nhất là văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập của tác giả Bùi Đình Phong. Qua văn bản này em đã được cung cấp những thông tin rất cụ thể và chi tiết về quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập từ những khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Giúp em khắc sâu kiến thức về sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. 14h ngày 2/9/1945, Bác Hồ đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Câu có vị ngữ là cụm từ: "Em đã được tìm hiểu một số văn bản thông tin rất hấp dẫn và bổ ích".

Trên đây là bài Soạn văn 6 Thực hành Tiếng Việt (Bài 5) tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Thực hành Tiếng Việt (Bài 5).

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON