YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ôn tập Học kì 1 - Ngữ Văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức

Nhằm giúp các em dễ dàng hơn khi tiếp cận bộ sách mới - Kết nối tri thức, Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Ôn tập Học kì 1 dưới đây nhé! Hy vọng rằng với bài soạn này các em sẽ học tập tốt hơn. Chúc các em sẽ có được một tiết học thật thú vị nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Ôn tập Học kì 1 tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu

- Bài học đường đời đầu tiên

- Nếu cậu muốn có một người bạn

- Bắt nạt

- Chuyện cổ tích về loài người

- Mây và sóng

- Cô bé bán diêm

- Gió lạnh đầu mùa

- Chuyện cổ nước mình

- Chùm ca dao về quê hương đất nước

- Cô Tô

- Hang Én

- Cửu Long Giang ta ơi

1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt

- So sánh

- Nghĩa của từ

- Ẩn dụ

- Thành phần chính của câu

- Cụm danh từ

- Từ đồng âm

- Từ đa nghĩa

- Hoán dụ

- Dấu ngoặc kép.

2. Soạn bài Ôn tập Học kì 1

Câu 1. Trong học kỳ I, em đã học các bài: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xử sở. Hãy chọn một bài mà em cho là tiêu biểu và ghi đặc điểm của chúng.

Trả lời:

Văn bản

Tác giả

Nghệ thuật

Nội dung

Bài học đường đời đầu tiên

Tô Hoài

Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn; nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động…

Đoạn trích đã miêu tả hình ảnh Dế Mèn cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng

Nếu cậu muốn có một người bạn

Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri

Nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ giàu hình ảnh...

Đoạn trích đã cho người đọc thấy được ý nghĩa của tình bạn.

Bắt nạt

Nguyễn Thế Hoàng Linh

Thể thơ tự do, hình ảnh gần gũi,

Bài thơ nói chuyện bắt nạt nhưng ẩn chứa những ý nghĩa hài hước.

Câu 2. Em đã thực hành viết các kiểu bài: kể lại một trải nghiệm của bản thân, nêu cảm xúc về một bài thơ, tập làm thơ lục bát, tả cảnh sinh hoạt. Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây:

a.. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài

b. Nêu đề tài mà em lựa chọn nếu thực hành viết một trong các kiểu bài.

Trả lời:

a.

- Kể lại một trải nghiệm của bản thân:

  • Kể chuyện ngôi thứ nhất
  • Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ
  • Tập trung vào sự việc đã xảy ra, thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.

- Nêu cảm xúc về một bài thơ:

  • Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả
  • Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ
  • Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ và đánh giá ý nghĩa của chúng đối với sự thể hiện tình cảm của tác giả trong bài thơ
  • Chỉ ra nét độc đáo của bài thơ.

- Tập làm thơ lục bát:

  • Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.
  • Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám. Trong dòng sáu dòng tám, tiếng thứ sáu là thanh bằng, tiếng thứ tư là thanh trắc. Thường ngắt nhịp chẵn 2/2/,4/4.

- Tả cảnh sinh hoạt:

  • Giới thiệu được cảnh sinh hoạt
  • Tả bao quát quang cảnh, tả hoạt động cụ thể của con người
  • Sử dụng những từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt, nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.

b. Đề tài em lựa chọn: Kể về một trải nghiệm của bản thân.

Câu 3. Nêu qua những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kỳ vừa qua. Những nội dung này có liên quan thế nào với những gì em đã đọc và viết?

Trả lời:

- Nội dung: Kể lại một trải nghiệm của em, Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình, Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương, Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến.

- Nội dung trên có liên quan đến chủ đề của những bài đã được đọc và viết.

Câu 4. Tóm tắt các kiến thức tiếng Việt mà mà em đã học trong học kỳ I.

Trả lời:

- Tôi và các bạn: So sánh - biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó (chứ không đồng nhất hoàn toàn) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng. Ví dụ: “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc”.

- Gõ cửa trái tim:

  • Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
  • Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Yêu thương và chia sẻ:

  • Thành phần chính của câu có thể là một từ, cũng có thể là một cụm từ. Dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe. Có nhiều loại cụm từ, nhưng tiêu biểu nhất là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
  • Cụm danh từ gồm danh từ và một số từ khác bổ nghĩa cho danh từ. Cụm động từ gồm động từ và một số từ khác bổ nghĩa cho động từ. Cụm tính từ gồm tính từ và một hoặc một số từ khác bổ nghĩa cho tính từ.

- Quê hương yêu dấu:

  • Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.
  • Từ đa nghĩa là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau.
  • Hoán dụ là biện pháp tu từ dùng từ ngữ vốn chỉ sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận (gần nhau) nhằm tăng khả năng gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Những nẻo đường xứ sở: Dấu ngoặc kép có nhiều công dụng. Bên cạnh việc dùng để đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp, lời đối thoại hoặc đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn, dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Các em có thể tham khảo bài giảng Ôn tập Học kì 1 để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy viết một bài văn ngắn cảm nhận về cái kết của truyện Cô bé bán diêm.

Trả lời:

Ai đã từng đọc “Cô bé bán diêm” của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Truyện đã kết thúc nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn đầy ắp trong tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả vô cùng cuốn hút của nhà văn.

Kết thúc câu chuyện là sự đối lập giữa cảnh đời vui vẻ và cái chết bi thảm của em bé bán diêm. Trong đêm giao thừa, vì quá đói rét nên em đã chết. Hình ảnh hiện ra “với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Sáng hôm sau tuyết phủ kín mặt đất, khi mặt trời bắt đầu lên, bầu trời xanh nhạt, mọi người ra khỏi nhà vui vẻ. Trước sự vui sướng, háo hức của mọi người, em đã chết ở một xó tường, nằm giữa những que diêm đã quẹt làm xoáy sâu vào tâm can người đọc. Đây là một kết thúc vô cùng độc đáo và khác hoàn toàn với kết thúc của truyện cổ tích. Nếu như truyện cổ tích là một kết thúc có hậu và nhân vật sẽ tìm thấy hạnh phúc ngay trong chính cuộc sống thực tại thì truyện "Cô bé bán diêm" lại là một kết thúc đầy bi kịch, đau xót cho số phận nghèo khổ, bất hạnh của em bé bán diêm. Nhưng cái tài của An-đéc-xen là miêu tả bi kịch mà không gợi ra bi thảm và nỗi buồn của cuộc đời nhân vật. Bởi vì em bé ra đi trong hạnh phúc vô bờ và sự mãn nguyện khi em được bà hết mực yêu thương, che chở. Từ đó, em mãi mãi được sống bên bà. Qua chi tiết em chết má vẫn hồng, môi vẫn nở nụ cười tác giả muốn khẳng định một điều em bé chưa chết vì em đã từ dã hiện thực cay đắng, đen tối, phũ phàng để bước sang một thế giới khác tươi đẹp hơn. Và chỉ có cái chết mới giải thoát nỗi khổ của cuộc đời và hạnh phúc chỉ đến khi em chết đi "môi mỉm cười". Điều kì diệu hơn thế nữa mà không ai biết được chính là niềm vui sướng hạnh phúc với em khi ở bên bà đầy yêu thương bay lên về với Thượng đế chí nhân. Chỉ có nhà văn An-đéc-xen mới thấu hiểu và trân trọng bởi tấm lòng ông đã thuộc về những con người nghèo khổ, bất hạnh trong cuộc đời. Kết thúc ấy vẫn là bi kịch day dứt ám ảnh trái tim người đọc, tỏa sáng giá trị nhân văn sâu sắc. Đối lập với sự bất hạnh tột cùng của em bé là sự thờ ơ của người đời.

Cũng chỉ có cái chết mới giải thoát được cuộc đời em khỏi những nỗi khổ, niềm vui sướng và hạnh phúc của em khi được ở bên bà, được bay lên về với Thượng đế chí nhân. Nhà văn An-đéc-xen đã thấu hiểu và trân trọng một các sâu sắc, bởi ông có tấm lòng thuộc về những con người khốn khổ, bất hạnh trong xã hội. Kết thúc của truyện tuy bi kịch nhưng lại tỏa sáng giá trị nhân văn.

Đối lập với sự bất hạnh trong cái chết của cô bé bán diêm chính là sự thờ ơ của người đời. Khi nhìn thấy những que diêm cháy dở kia, con người ta trở nên lạnh lùng, vô cảm, thiếu tình thương, chỉ thốt ra được một câu lạnh lùng: “Chắc nó muốn sưởi ấm!”. Chính trong xã hội vô cảm, thiếu tình thương giữa con người với con người này, nhà văn An-đéc-xen đã sáng tác truyện này để gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc. Một phần để bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với cô bé bán diêm nói riêng và số phận của những con người khốn khổ trong xã hội nói chung, cũng như an ủi và xoa dịu nỗi đau của họ. Một phần cũng là để lên án và tố cáo sự vô tâm của những con người thiếu tình cảm trong xã hội.

Hình ảnh về cái chết của cô bé bán diêm luôn là hình ảnh xúc động nhất, dù cho nhà văn đã miêu tả đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Dù có khép lại trang sách thì hình ảnh của cô bé bán diêm vẫn còn đọng lại trong tâm hồn tất cả những ai đọc truyện.

(Sưu tầm)

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON