Bài học Ôn tập Học kì 1 thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây nhằm giúp các em củng cố và ôn luyện lại những kiến thức về văn bản đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt đã học trong Học kì 1. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu
- Bài học đường đời đầu tiên: Đoạn trích đã miêu tả hình ảnh Dế Mèn cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căn.
- Nếu cậu muốn có một người bạn: Đoạn trích đã cho người đọc thấy được ý nghĩa của tình bạn.
- Bắt nạt: Bài thơ nói chuyện bắt nạt nhưng ẩn chứa những ý nghĩa hài hước.
- Chuyện cổ tích về loài người: Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.
- Mây và sóng: Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc, chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.
- Cô bé bán diêm: Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt.
- Gió lạnh đầu mùa: Tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.
- Chuyện cổ nước mình: Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.
- Chùm ca dao về quê hương đất nước: Nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.
- Cô Tô: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
- Hang Én: Là một bài kí kể lại cuộc hành trình khám phá hang én của nhân vật tôi. Tác phẩm đã cung cấp cho người đọc những thông tin từ khung cảnh, thảm thực vật,... vừa hùng vĩ, vừa mơ mộng của địa điểm này.
- Cửu Long Giang ta ơi: Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ.
1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt
- So sánh - biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó (chứ không đồng nhất hoàn toàn) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng. Ví dụ: “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc”.
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
- Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Thành phần chính của câu có thể là một từ, cũng có thể là một cụm từ. Dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe. Có nhiều loại cụm từ, nhưng tiêu biểu nhất là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Cụm danh từ gồm danh từ và một số từ khác bổ nghĩa cho danh từ. Cụm động từ gồm động từ và một số từ khác bổ nghĩa cho động từ. Cụm tính từ gồm tính từ và một hoặc một số từ khác bổ nghĩa cho tính từ.
- Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.
- Từ đa nghĩa là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau.
- Hoán dụ là biện pháp tu từ dùng từ ngữ vốn chỉ sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận (gần nhau) nhằm tăng khả năng gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Những nẻo đường xứ sở: Dấu ngoặc kép có nhiều công dụng. Bên cạnh việc dùng để đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp, lời đối thoại hoặc đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn, dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:
- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.
- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.
a. Những từ ngữ in đậm trên các câu trên nhằm chỉ những sự vật nào?
b. Trong những câu trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
Hướng dẫn giải:
- Đọc kĩ những ngữ liệu trên và trả lời đúng yêu cầu câu hỏi.
- Chú ý những từ ngữ in đậm.
Lời giải chi tiết:
a. Những từ ngữ in đậm trên các câu trên nhằm chỉ những sự vật sau:
- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ: mặt trời, mâm bạc: bầu trời.
- Mâm bế, chất nén bạc: bầu trời.
b. Trong những câu trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ sau:
- Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ.
- Tác dụng: Hình ảnh mặt trời trên biển trở nên huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.
Bài tập 2: Nêu cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: “Ai ơi đứng lại mà trông”. Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi.
Hướng dẫn giải:
- Đọc lại bài ca dao "Ai ơi đứng lại mà trông" trong văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước.
- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi trên các phương tiện như: Sách văn học, báo chí, internet,...
Lời giải chi tiết:
- Tình cảm mà tác giả dân gian muốn gửi gắm: Lời nhắc nhở phải ghi nhớ quê hương, cội nguồn dân tộc.
- Một số bài ca dao, tục ngữ:
(1) Ai ơi đứng lại mà trông,
Kìa vạc nấu đó, kìa sông đãi bìa.
(2) Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
(3) Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Nắm được nội dung chính về văn bản đã học.
+ Vận dụng được các biện pháp tu từ đã học.
Soạn bài Ôn tập Học kì 1
Bài học Ôn tập Học kì 1 nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
Hỏi đáp bài Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn 6
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247