YOMEDIA
NONE

Soạn bài Con chào mào - Ngữ Văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức

Bài thơ Con chào mào thể hiện ước muốn tận hưởng, hòa nhập cùng thiên nhiên tươi đẹp của nhân vật trữ tình. Để hiểu hơn về bài thơ này và nhằm giúp các em có sự chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Con chào mào chi tiết dưới đây nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Con chào mào tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Bài thơ Con chào mào là tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả.

1.2. Nghệ thuật

- Thể thơ tự do kết hợp với bút pháp miêu tả linh hoạt.

- Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... đặc sắc.

2. Soạn bài Con chào mào

Câu 1. Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?

Trả lời:

Tưởng tượng, hình dung của em về những hình ảnh khi đọc ba dòng thơ đầu: Hình ảnh chú chim chào mào với những chiếc lông có đốm trắng, cái mào màu đỏ rực đang say sưa hót líu lo trên cành cao. Tác giả đồng thời đặt định vị trí “Hót trên cây cao chót vót” của “nhân vật” này. Ba câu thơ đã mở ra một khung cảnh thanh bình, có thể đó là ban mai trong suốt hoặc hoàng hôn ráng vàng, thanh tịnh. Nó mang đến cho bạn đọc cảm giác yên bình về một khoảng không thiên nhiên thanh sạch, mướt xanh. Đến câu thơ thứ ba của khổ thơ này là một bản ký xướng âm giọng chim đầy thú vị: “triu… uýt… huýt… tu hìu…”. Đây không chỉ đơn thuần là tiếng hót huyền diệu của con chào mào, mà là tiếng vọng của thiên nhiên trong khoảng không kỳ vĩ, bí ẩn. Sự vang vọng của câu thơ thứ ba này được phát ra từ hình ảnh “đốm trắng mũ đỏ” và “cây cao chót vót” ở trên.

Câu 2. Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ".

Trả lời:

Những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ": Nhà thơ đã nghĩ phải nhanh chóng vẽ chiếc lồng cho con chào mào. Vậy “chiếc lồng” của ông được đan bện bằng tưởng tượng với mục đích biểu đạt quyền sở hữu thiên nhiên, phô bầy cái đẹp của riêng tác giả. Và nỗi “sợ chim bay đi” chính là nỗi lo cái đẹp biến mất, vuột mất. Đây là một câu thơ kỳ lạ. Từ vựng trong câu thơ đều mang ý nghĩa ràng buộc, giữ lại, bắt, bó hẹp… nhưng nội hàm câu thơ lại mở ra, trải rộng, bay bổng,… Câu thơ này cho thấy, tác giả khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành không gian bất tận, muốn để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn cho con chào mào khoe sắc và cất tiếng tự do.

Câu 3. Vì sao lúc đầu, nhân vật "tôi" "sợ chim bay đi" nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ?

Trả lời:

- “Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ”, hai câu thơ kết cho thấy “con chào mào” đã bay đi xa, trở về với thiên nhiên rộng lớn, với thế giới tự do và hồn nhiên của nó. Tác giả viết rằng “chẳng cần chim lại bay về” bởi ông đã cảm thấy đủ, thấy trọn vẹn một thiên nhiên tuyệt đẹp trong cõi hồn mình. Câu thơ đa nghĩa cho thấy, nhà thơ đang tràn đầy hạnh phúc, mong cho con chào mào bay xa, bay cao hơn, nhưng cũng gợn một chút tiếc nuối dù rất nhỏ.

Câu 4. Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ? Theo em việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

- Dòng thơ  “triu… uýt… huýt… tu hìu…được lặp lại 2 lần trong bài thơ. Tác giả đã cho những thanh âm của thiên nhiên điệp khúc, vang lên lần nữa ở cuối bài thơ. Chuỗi âm thanh được nhắc lại trọn vẹn như từng cất lên lần đầu, nhưng bạn đọc lại cảm nhận “con chào mào” đã đi qua một hành trình, từ đơn lẻ tới hòa nhập, từ âm vực có phần lảnh lót, chói gắt đến phối bè, vang vọng.

Câu 5. Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật "tôi" vẫn có thể nghe rất rõ tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.

Trả lời:

Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp in đậm trong kí ức em là cánh đồng lúa ngày thu hoạch. Đồng lúa chín vàng. Sắc vàng của lúa, sắc vàng của nắng, tất cả làm lòng em thấy náo nức, vui tươi. Hương lúa chín đặc biệt vô cùng. Vì hương sắc ấy là hương của bội thu, hương của lao động nhọc nhằn. Một cơn gió nhẹ thoảng qua làm những bông lúa rung rinh tạo thành sóng lượn. Chúng nghiêng mình, thầm thì như trò chuyện, tâm sự râm ran. Chẳng mấy chốc, những bông lúa ấy sẽ đi theo các bác nông dân, những bông lúa sẽ làm đẹp cho đời và đẹp mãi trong lòng người. Tuổi thơ em đã sống, đã lớn lên cùng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy! 

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Con chào mào. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Con chào mào.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Từ văn bản Con chào mào của tác giả Mai Văn Phấn em hãy viết một đoạn văn miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.

Trả lời:

Đã nhiều năm trôi qua nhưng em vẫn nhớ như in hình ảnh cánh đồng lúa chín quê em rực vàng ngày em còn thơ bé, hình ảnh ấy như nhắc em phải nhớ về cội nguồn dù có đi xa đến mấy. Có thể thấy rằng mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Quê hương em có biết bao nhiêu cảnh đẹp. Nhớ ngày ấy, mỗi chiều đi học về em lại được đắm mình trong cảnh đẹp cánh đồng lúa quê em. Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng. Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những người nông dân thêm ửng hồng, khỏe mạnh. Nụ cười làm gương mặt họ bừng sáng lên. Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê tôi, tôi thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Tôi thấy yêu quê tôi vô cùng và tự hào về quê hương đất nước của mình. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Con chào mào

Bài thơ Con chào mào trong sách Kết nối tri thức Ngữ văn 6 thể hiện tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả. Đồng thời, bài thơ này sẽ giúp các em thêm kiến thức về loài chim chào mào - một loài chim quen thuộc trong cuộc sống. Để cảm nhận được điều này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu hay về văn bản Con chào mào dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Con chào mào Ngữ văn 6

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF