YOMEDIA
NONE

Ôn tập (Bài 8) - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Bài học Ôn tập (Bài 8) dưới đây nhằm giúp các em hệ thống hóa lại những văn bản nghị luận đã học trong Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống. Hy vọng rằng bài học này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại nội dung chính những văn bản đã học

- Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc: Bài văn bàn luận về hạnh phúc với ý kiến cho rằng không chỉ ngọt ngào mới là hạnh phúc mà còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chí là nỗi đau.

- Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng: Bàn về nhân vật Thánh Gióng khẳng định Thánh Gióng được xây dựng đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

- Văn bản Góc nhìn: Câu chuyện dân gian kể câu chuyện hình thành chiếc giày nhưng nhấn mạnh vấn đề góc nhìn. Chúng ta nên nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với lợi ích của chúng ta.

- Văn bản Học thầy, học bạn: Văn bản nêu ý kiến về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn được gợi ra từ hai câu tục ngữ; khẳng định đó là hai quá trình bổ sung cho nhau tạo nhận thức toàn diện về việc học.

1.2. Lưu ý khi viết bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống

a. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:

* Xác định đề tài. Em có thể chọn một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm, tâm chẳng hạn:

- Thần tượng một ai đó: nên hay không?

- Thành lập một câu lạc bộ đọc sách trong nhà trường: nên hay không?

- Bảo tàng liệu có nhàm chán như suy nghĩ của một số người?

- Trò chơi điện tử: lợi hay hại?

* Bài viết sẽ hay hơn khi em lựa chọn những hiện tượng đang có những ý kiến ngược nhau. Vì khi ấy, bài viết của em sẽ có thêm một tiếng nói, nói một góc nhìn để cùng làm sáng tỏ vấn đề còn đang bàn cãi.

* Thu thập tư liệu:

+ Hãy tìm nguồn tư liệu liên quan đến hiện tượng em muốn viết như các bài báo, bài nghiên cứu, cuốn sách về cùng chủ đề.  Em có thể tìm tài liệu trên các trang web uy tín, trong thư viện,...

+ Khi đọc tài liệu, em hãy tự đặt cho mình một số câu hỏi:

  • Ý kiến,  lý lẽ nào em đồng ý? Ý kiến, lý lẽ nào em không đồng ý?
  • Trong các tài liệu tìm được, ý kiến hay lý lẽ nào chưa được các tác giả đề cập đến?
  • Ý kiến, lý lẽ chưa được đề cập đến có quan trọng hay không?
  • Những bằng chứng nào em có thể sử dụng để làm cho bài viết của mình có sức thuyết phục?

b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:

* Tìm ý:

- Em hãy viết ra những ý kiến của mình xoay quanh hiện tượng cần bàn luận. 

* Lập dàn ý: Từ các ý kiến đã viết ra,  em chọn những ý kiến tiêu biểu, nổi bật để lập dàn ý bằng cách chọn lọc, sắp xếp, triển khai ý cho phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dàn ý cần đảm bảo các yếu tố của bài văn nghị luận:

- Ý kiến của em về hiện tượng này là gì? 

- Lí lẽ và dẫn chứng: Vì sao em có ý kiến như vậy? Những bằng chứng nào sẽ củng cố cho những lý lẽ của em?

- Sắp xếp các lý lẽ theo trình tự hợp lý. Nếu lý lẽ quan trọng đưa lên đầu bài thì bài viết sẽ thu hút được sự chú ý của người đọc, giúp họ dễ dàng nắm được trọng tâm của bài viết. Nếu lý lẽ quan trọng đặt ở cuối bài thì sẽ tạo dư âm cho bài viết, khắc sâu quan điểm của bài viết vào tâm trí người đọc.

c. Bước 3: Viết bài:

Từ dàn ý đã lập, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh theo một số gợi ý sau:

- Để bài văn được mạch lạc, rõ ràng, cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ có chức năng chuyển ý.

- Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Chú ý đến người đọc và mục đích viết để chọn từ ngữ, cách diễn đạt phù hợp.

- Ví dụ: Nếu người đọc là các bạn, em có thể viết bằng ngôn ngữ gần gũi, chân thành, nếu bài viết được đọc trước công chúng, thì cần viết bằng ngôn ngữ trang trọng.

d. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm:

- Xem lại và chỉnh sửa.

- Sau khi viết xong, hãy đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa theo những gợi ý sau:

+ Mở bài:

  • Có dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận.
  • Nêu được cụ thể hiện tượng sẽ bàn luận.

+ Thân bài:

  • Thể hiện rõ ràng ý kiến về hiện tượng.
  • Trình bày được ít nhất hai lý lẽ cụ thể để làm rõ ý kiến.
  • Đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ.
  • Đang sắp xếp các lý lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lý.

+ Kết bài:

  • Khẳng định lại ý kiến của mình.
  • Đề xuất những giải pháp.
  • Rút kinh nghiệm.

- Từ bài viết của mình, em rút ra kinh nghiệm gì về việc viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống?

- Khi viết một bài văn trình bày ý kiến một hiện tượng trong đời sống cần thực hiện đủ các bước: Chuẩn bị - Tìm ý, lập dàn ý - Viết bài - Xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh cho lí lẽ của mình.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Em hãy viết bài văn ngắn trình bày về một hiện tượng đời sống mà em quan tâm.

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn hiện tượng đời sống mà em nắm rõ nhất.

- Bài văn cần có bố cục 3 phần đầy đủ: Mở bài, thân bài và kết bài.

b. Lời giải chi tiết:

Cuộc sống này sẽ thật lạnh lùng, tẻ nhạt, vô cảm nếu con người ta sống mà không có tình yêu thương, chỉ biết đến bản thân mình. Tình cảm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, nó tạo tiền đề để xã hội này phát triển vững bền hơn. Tuy nhiên, một điều chúng ta có thể nhìn ra rõ hiện nay chính là căn bệnh vô cảm ngày càng gia tăng.

Vậy thế nào là vô cảm? Vô cảm chính là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến ai, không quan tâm đến nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Đây là một “căn bệnh”, tính cách xấu mà chúng ta cần phải thay đổi, tẩy chay để xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.

Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, chúng ta và mọi người ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn. Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi. Bên cạnh đó, sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.

“Bệnh vô cảm” hiện nay khá phổ biến trong xã hội và biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Một thanh niên không nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt. Một học sinh lớn thấy một em nhỏ té ngã mà không đỡ dậy. Đường bị kẹt mà nhiều người cứ cố tình luồn lách, không biết nhường nhau, vi phạm luật lệ giao thông. Thấy người bị tai nạn mà không giúp đỡ. Quay lưng ngoảnh mặt trước tình cảnh đau thương của đồng bào bị thiên tai, bão lụt, trước số phận bất hạnh của hàng ngàn trẻ thơ mồ côi, người già không nơi nương tựa… Đó là thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đến tàn nhẫn. Thái độ ấy rất đáng phê phán và lên án. Nếu không, nó sẽ thành hiện tượng bình thường được xã hội chấp nhận và cứ thế lan rộng mãi như một bệnh dịch nguy hiểm.

Ở mức độ cao hơn, bệnh vô cảm đồng nghĩa với thái độ vô trách nhiệm, gây ra tác hại không nhỏ cho xã hội, cho đất nước. Có thể lấy một vài ví dụ trong các lĩnh vực như xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế… Đó là những người có chức có quyền kí duyệt những dự án công trình lớn mà không nghĩ tới hậu quả sau mười năm hai mươi năm, người dân trong vùng sẽ sống ra sao. Chỉ vì một mối lợi nhỏ, họ có thể xóa sạch nhiều khu rừng nguyên sinh, biến thành trang trại trồng cà phê… nhưng cà phê chưa thu hoạch được thì lũ đã tràn về, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản.

Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, chúng ta và mọi người ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn. Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi. Bên cạnh đó, sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

Mỗi người được tự lựa chọn cho mình cách sống, tình cảm và cảm xúc của mình là do mình điều khiển, hãy sống thật chan hòa, yêu thương mọi người để mỗi ngày đều là những ngày vui. Hãy tích cực lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra xã hội này để cuộc sống trọn vẹn hơn.

(Sưu tầm)

Bài tập 2: Trình bày các đặc điểm cơ bản của văn nghị luận.

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại những văn bản nghị luận đã học và rút ra đặc điểm của kiểu văn nghị luận.

b. Lời giải chi tiết:

- Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết.

- Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận.

-> Chính vì vậy, việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận là điều cần thiết để từ đó hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng thể loại.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Củng cố lại nội dung những văn bản đã học.

+ Nắm được cách viết bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống.

Soạn bài Ôn tập (Bài 8)

Bài học Ôn tập (Bài 8) dưới đây nhằm giúp các em dễ dàng hơn khi tiến hành ôn lại những kiến thức đã học trong Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống. Để nắm rõ hơn về những kiến thức này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: 

Hỏi đáp bài Ôn tập (Bài 8) Ngữ văn 6

Trong quá trình tìm hiểu bài học này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON