HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 95 thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Với nội dung bài học rõ ràng cùng bài tập minh họa cụ thể sẽ giúp các em nắm được các đặc điểm cơ bản, tác dụng của phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt bài
1.1. Khái niệm phương tiện giao tiếp
a. Khái niệm:
Phương tiện giao tiếp là phương tiện để con người truyền đi bất cứ một loại thông tin nào đó, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật. Phương tiện giao tiếp giúp thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, mối quan hệ và những tâm lý khác trong một cuộc giao tiếp.
b. Phân loại:
Có 2 loại phương tiện giao tiếp đó là:
- Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ;
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
1.2. Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
a. Khái niệm:
Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ là quá trình mà cá nhân sử dụng một thứ tiếng để giao tiếp và tư duy. Cần chú ý đến tất cả yếu tố của ngôn ngữ như: nội dung, ngữ pháp, phát âm, giọng nói, tốc độ nói, ngữ điệu, phong cách ngôn ngữ v.v…
b. Đặc điểm:
- Phát âm chuẩn, không nói nhanh quá hoặc chậm quá,
- Nhịp độ nói cần lúc trầm, lúc bổng, có điểm nhấn mới hấp dẫn người nghe.
- Lối nói lịch sự, đôi lúc dùng lối nói ẩn ý, tế nhị khéo léo.
1.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
a. Khái niệm:
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm âm thanh (tiếng kêu, nhạc,...) và hình ảnh (nét mặt, dáng vẻ, trang phục, di chuyển, hành vi, cử chỉ...); ký hiệu (công thức, tranh ảnh,...) được sử dụng trong quá trình giao tiếp.
b. Tác dụng:
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.
Bài tập minh họa
Quan sát những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản trên
b. Cách trình bày các phương tiện ấy trong văn bản có gì đáng lưu ý?
c. Chỉ ra tác dụng của từng loại phương tiện trong mỗi văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc lại các văn bản, sử dụng kĩ năng và kiến thức của bản thân để xác định phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng ở mỗi văn bản, xác định sự nổi bật của cách trình bày các phương tiện ấy, từ đó chỉ ra tác dụng của chúng.
Lời giải chi tiết:
a. Loại phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh.
b. Cách trình bày: các văn bản sử dụng hình ảnh xuyên suốt bài thuyết minh, mỗi phần đều được lồng ghép các hình ảnh minh họa.
c. Tác dụng: Giúp cho người đọc dễ dàng hình dung và tiếp cận được thông tin mà văn bản đang truyền đạt. Ttrong văn bản, yếu tố hình ảnh hỗ trợ cho việc chứng minh và giải thích, nêu được ý và nội dung cho việc biểu đạt nội dung chính.
Lời kết
Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 95, các em cần nắm:
- Phân tích được đặc điểm cơ bản của phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
- Nhận biết được tác dụng của các phương tiện giao tiếp.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70 Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Bài học Thực hành tiếng Việt trang 95 sẽ giúp các em phân tích được đặc điểm cơ bản của phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và được tác dụng của các phương tiện giao tiếp. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:
- Soạn bài đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 95
- Soạn bài tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 95
Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 95 Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247