YOMEDIA
NONE

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) - Ngữ văn 11

Qua phần hướng dẫn học bài, giúp các em hiểu một cách khái quát nhất về phong cách ngôn ngữ chính luận bao gồm các phương tiện diễn đạt và đặc trưng cơ bản nhất của phong cách ngôn ngữ qua việc tìm hiểu một vài tác phẩm cụ thể. Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Các phương tiện diễn đạt

  • Về từ ngữ
  • Về ngữ pháp
  • Về biện pháp tu từ

1.2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

  • Tính công khai về quan điểm chính trị.
  • Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
  • Tính truyền cảm, thuyết phục.

2. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

Câu 1: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chí Minh (SGK trang 108).

  • Biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận là:
    • Điệp ngữ: Ai có... dùng ....
    • Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuồng, gậy gộc (Cách liệt kê giáng bậc, từ lớn đến nhỏ, từ vũ khí đến dụng cụ thô sơ).
    • Ngắt đoạn câu phối hợp với các phép tu từ trên tạo cho đoạn văn có giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ.

Câu 2: Viết một đề cương bài nói để chứng minh cho câu nói của Hồ Chí Minh trong "Thư gửi các học sinh" (SGK trang 108).

Lưu ý

  • Bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
  • Luận điểm, luận chứng bám sát vấn đề: Chứng minh tầm quan trọng của việc học tập của thế hệ trẻ đối với tương lai đất nước.
  • Dẫn chứng cần cụ thể, có chọn lọc, lí lẽ mạch lạc, có sức thuyết phục.

Hướng dẫn

Có thể nêu một số ý sau để chứng minh câu nói của Hồ Chí Minh:

  • Luận cứ:
    • Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, thanh niên là rường cột của nước nhà, là người chủ tương lai của đất nước.
    • Thanh niên có sức khỏe, có ý chí, có khát khao dấn thân và cống hiến, có sáng tạo.
    • Đó là những phẩm chất làm nên sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
  • Các luận chứng:
    • Thế hệ thanh niên trong cuộc Cách mạng tháng Tám đã gánh vác sứ mệnh thiêng liêng giải phóng dân tộc như thế nào?
    • Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã anh dũng chiến đấu, chịu muôn vàn gian khó và thậm chí nhiều người đã hi sinh cho nền độc lập của nước nhà.
    • Thế hệ thanh niên ngày nay đã làm được gì để góp sức vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với thế giới.
  • Thanh niên (trong đó phần lớn là học sinh) cần xác định nhiệm vụ là phải học tập để xây dựng đát nước sánh vai với các nước văn minh, tiến bộ.

Câu 3: Viết một đoạn văn để chứng minh nhận định sau: Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỉ niệm không bao giờ quên.

Gợi ý

  • Đoạn văn có thể nêu những ý sau:
    • Lòng yêu nước có thể được giáo dục từ truyền thống, nhưng cũng bắt nguồn từ những tình cảm thiết thực, nhỏ bé. Đó là:
      • Tình yêu đối với những người thân yêu, ruột thịt: cha mẹ, ông bà, anh chị em,...
      • Tình yêu đối với làng quê, với những con phố nhỏ, nơi chôn nhau cắt rốn, tình yêu đối với những kỉ niệm ấu thơ.
    • Từ tình cảm cụ thể và "nhỏ bé" nhưng sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước được hình thành và trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng, gần gũi và luôn thường trực trong mỗi con người.
    • Yêu nước phải gắn với việc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Để hiểu một cách khái quát nhất về phong cách ngôn ngữ chính luận, các em có thể tham khảo bài giảng Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo).

3. Hỏi đáp về bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON