Soạn bài Một thời đại trong thi ca sẽ hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài và hướng dẫn luyện tập nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Tìm hiểu chung
- Tác giả Hoài Thanh (1909-1982).
- Quê quán, xuất thân.
- Tác phẩm tiêu biểu.
- Phong cách nghệ thuật.
- Thành tựu chủ yếu.
- Văn bản "Một thời đại trong thi ca".
- Xuất xứ.
- Chủ đề.
- Nội dung.
- Bố cục.
1.2. Đọc hiểu văn bản
- Nguyên tắc xác định tinh thần Thơ mới.
- Nêu vấn đề đi tìm tinh thần Thơ mới.
- Khó khăn
- Cách nhận diện.
- Tinh thần Thơ mới, sự xuất hiện của cái "Tôi".
- Sự vận động của Thơ mới với cái "tôi" và bi kịch của nó
- Tính chất tội nghiệp của cái "tôi".
- Các hướng mà Thơ mới đào sâu.
- Bi kịch của người thanh niên thời ấy.
- Cách giải tỏa bi kịch
- Gửi vào tình yêu tiếng Việt.
- Tìm dĩ vãng, tin vào bất diệt.
- Nêu vấn đề đi tìm tinh thần Thơ mới.
- Cách lập luận
2. Soạn bài Một thời đại trong thi ca chương trình chuẩn
Câu 1: Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì? Tác giả đã nêu ra cách nhận diện như thế nào?
- Theo tác giả có 2 cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới:
- Nguyên nhân thứ nhất: Do thơ mới, thơ cũ đều có bài hay, bài dở, cái kiệt xuất, cái tầm thường. Chính sự xáo trộn ấy khiến cho việc chọn được bài để so sánh, để hiểu cái tinh thần thơ mới là không phải dễ.
- Nguyên nhân thứ hai khiến cho việc tìm hiểu “tinh thần thơ mới” khó vì: “Âu là ta đành phải nhận rằng trời đất không phải dựng lên cùng một lần với thế hệ chúng ta. Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rơi rớt lại ít nhiều cái cũ. Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau...”
- Từ những khó khăn trên, tác giả đã nêu ra nguyên tắc nhận diện rằng:
- Không căn cứ vào cục bộ và cái dở của thơ mỗi thời.
- Phải căn cứ vào đại thể và cái hay của mỗi thời.
Câu 2: Điều cối lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ.
- Tinh thần thơ mới là chữ "Tôi".
- Cái khác ở chữ "Tôi" và chữ "Ta": Ngày trước là thời chữ "Ta", bây giờ là thời chữ "Tôi".
- Chữ "Tôi" trước đây nếu có thì cũng phải ẩn mình sau chữ "Ta". Chữ "Tôi" bây giờ là chữ "Tôi" theo ý nghĩa tuyệt đối của nó. Đồng thời “chữ tôi” cũng nói lên bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ.
Câu 3: Vì sao tác giả nói “chữ tôi”, với cái nghĩa tuyệt đối của nó lại “đáng thương” và “tội nghiệp”?
- Vì “cái tôi” đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn lạnh, bơ vơ, muốn thoát nhưng không được. Họ là những thi nhân đang sống trong cuộc đời mòn mỏi, tù túng của thân phận mất nước, lại mang trong mình “cái tôi” cô đơn, bé nhỏ nên họ thật đáng thương.
- Cái tôi bây giờ không còn cốt cách hiên ngang như:
- Cái tôi ngày nay rên rỉ, khổ sở, thảm hại, phiêu lưu trong trường tình, thoát lên tiên, điên cuồng, đắm say, bơ vơ, ngẩn ngơ, bàng hoàng mất lòng tin:
Câu 4: Các nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" lúc bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
- Gửi cả vào tiếng Việt: "Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt".
- Vì họ nghĩ: "Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua" và vì họ tin vào lời nói triết lí "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn".
- Họ tin rằng: Tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa có biến thiên nhưng không sao tiêu diệt được, vì phải "tìm về dĩ vãng để vịn vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai".
- Điệp cấu trúc ở đoạn cuối đã thể hiện giọng điệu thiết tha và hi vọng giải thoát khỏi bi kịch của thi sĩ lãng mạn.
Câu 5: "Một thời đại trong thi ca" là một tiểu luận phức tạp và phong phú nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn?
- Khi đặt vấn để tìm đặc sắc của Thơ mới, tác giả nói ngay cái khó của vấn đề. Cách nhìn như vậy là cách nhìn khách quan, biện chứng và có tính khoa học.
- Lập luận rõ ràng, chặt chẽ.
- Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phân tích tinh tế.
- Cách dẫn dắt vấn đề tự nhiên, linh hoạt, độc đáo.
- Chuyển ý khéo léo tạo sự tiếp nối liên tục.
- Cách viết giàu hình ảnh, so sánh gợi nhiều liên tưởng.
- Giọng văn trong sáng, thiết tha, cảm thông thấm đượm tình người.
Ngoài ra, để nắm kĩ hơn những kiến thức cần đạt về văn bản này, các em có thể tham khảo thêm Bài giảng Một thời đại trong thi ca.
3. Soạn bài Một thời đại trong thi ca chương trình Nâng cao
Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn trong thời gian sớm nhất!
4. Hướng dẫn luyện tập đoạn trích Một thời đại trong thi ca
Câu 1: Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ Tôi và ta trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau?
- Chữ tôi và chữ ta đều thể hiện ý thức về bản thân mình nhưng khác nhau ở chỗ:
- Chữ tôi trong thơ mới là cá nhân tự ý thức về bản thân mình. Nó tự bộc bạch những gì sâu kín nhất bên trong bản thể của nó.
- Chữ ta trong thơ cũ là cá nhân ý thức gắn với cộng đồng, đoàn thể (lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình). Nó thường nói lên những suy tư, những cảm xúc chung của cả lớp người, loại người, kiểu người.
Câu 2: Lòng yêu nước của các nhà thơ mới biểu hiện như thế nào?
- Lòng yêu nước của các nhà thơ mới biểu hiện:
- Ở sự thiết tha với những giá trị, sự nỗi lực sáng tạo ra những giá trị văn hóa.
- Các nhà thơ gửi lòng yêu nước thương nòi vào tình yêu tiếng Việt.
- Qua thơ mình, họ muốn làm cho tiếng Việt giàu đẹp hơn.
- Lòng yêu nước của họ còn thể hiện ở sự trân trọng tinh thần giống nòi, tâm trạng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc.
5. Một số bài văn mẫu về bài Một thời đại trong thi ca
Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cho cuốn Thi nhân Việt Nam - công trình xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn chương của Hoài Thanh. Nội dung cuốn sách này đề cập đến nhiều vấn đề: Nguồn gốc Thơ mới; cuộc tranh luận giữa Thơ mới - Thơ cũ; vài nét về con đường mười năm phát triển của Thơ mới; đặc điểm về hình thức thể loại và triển vọng trước mắt của Thơ mới; tinh thần cốt lõi của Thơ mới và tấn bi kịch của cái tôi… Ở mỗi vấn đề, Hoài Thanh đều có những ý kiến, những nhận định sắc sảo, tinh tế. Để nắm vững kiến thức và viết bài văn phân tích, cảm nhận về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
- Cảm nhận về tinh thần thơ Mới trong tác phẩm Một thời đại trong thi ca
- Cảm nhận về Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
- Phân tích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
6. Hỏi đáp về bài Một thời đại trong thi ca
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Tóm tắt bài Một thời đại trong thi ca
tóm tắt văn bản một thời đại trong thi ca
-
Soạn bài Một thời đại trong thi ca
Hướng dẫn soạn bài: "Một thời đại trong thi ca" - Trích Hoài Thanh - văn lớp 11