YOMEDIA
NONE

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ - Ngữ văn 11

Bài soạn dưới đây sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trong SGK trước khi đến lớp, mong rằng cac em sẽ có thêm một bài soạn hay về bài hát nói Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Bài hát nói thể hiện tài năng của Nguyễn Công Trứ
  • Ngất ngưởng là cách mà Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân, phong thái của riêng ông trước cuộc sống

1.2. Nghệ thuật

  • Những đặc sắc về nhịp điệu, hình ảnh, từ ngữ
  • Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ

2. Soạn bài Bài ca ngất ngưởng chương trình chuẩn

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Trong bài, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Nêu nghĩa của những từ ấy?

  • Trong bài, từ “ngất ngưởng” được sử dụng 4 lần (không tính nhan đề)
    • Từ “ngất ngưởng” thứ nhất: chỉ tài năng thao lược và phong cách ngạo nghễ của Nguyễn Công Trứ khi làm quan.
    • Từ “ngất ngưởng” thứ hai: chỉ sự ngang tang khi tác giả vừa trả ấn quan để về quê.
    • Từ “ngất ngưởng” thứ ba: chỉ sự chơi ngông của tác giả khi dẫn theo các cô hầu lên chùa.
    • Từ “ngất ngưởng” thứ tư: chỉ sự coi thường danh lợi, những lời khen chê và cứ vui chơi cho thỏa thú vui.

Câu 2: Nguyễn Công Trứ cho rằng làm quan là bị gò bó, vậy sao ông vẫn ra làm quan?

  • Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan dù rằng làm quan là bị gò bó, là vì:
    • Ông muốn thực hiện hoài bão giúp nước cứu đời.
    • Sự kiêu hãnh, tự hào về sự có mặt trên cõi đời.
    • Vì nợ công danh của chí làm trai.

Câu 3: Vì sao Nguyễn Công Trứ tự cho mình là ngất ngưởng?

  • Nguyễn Công Trứ tự cho mình là ngất ngưởng vì:
    • Ông có tài năng khác người.
    • Với tư cách là một nhà nho, ông đã nhập thế tích cực, trải qua nhiều cương vị làm quan khác nhau và đều đã hoàn thành tốt dù đó là những việc tầm thường.
    • Ông là người giữ đúng nghĩa vua tôi nhưng vẫn có bản lĩnh cá nhân.

Câu 4: So sánh thể hát nói và thể thơ Đường luật?

  • So với các bài thơ Đường luật gò bó, thể hát nói:
    • Không gò bó về số tiếng trong câu.
    • Cách chia khổ tùy thuộc vào người viết.
    • Thơ hát nói thích hợp với việc bày tỏ những tư tưởng, tình cảm tự do, phóng túng, thoát ra ngoài khuôn khổ.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Trong bài, từ “ ngất ngưởng” được sử dụng 4 lần. (không tính cả nhan đề)

  • "Ngất ngưởng” tại triều: ông là một vị quan trí dũng có thừa nhưng chỉ để “ làm nên tay ngất ngưởng”. Sự ngất ngưởng mà ông thể hiện khi làm quan là coi việc làm quan như bị trói buộc hay giam trong lồng, cũi…
  • “ngất ngưởng” khi “ Đô môn giải tổ” : sống theo ý thích mà không quan tâm đến sự đàm tiếu của dư luận. Ông muốn là một người sống tự nhiên, không cao siêu như tiên, như Phật nhưng cũng không phải sống cuộc sống dung tục tầm thường.
  •  "ngất ngưởng" khi bụt cũng nực cười: thể hiện cái "ngông", bản lĩnh, sự tự do và phóng túng của tác giả
  • "Ngất ngưởng" ⇒ thể hiện bản lĩnh cá nhân, nhất là bản lĩnh này lại thể hiện trong xã hội Nho giáo đề cao lễ nghĩa, thủ tiêu cá nhân.

Câu 2: Nguyễn Công Trứ cho rằng làm quan bị gò bó nhưng ông vẫn ra làm quan vì:

  • Ông có tư tưởng giúp nước cứu đời
  • Kiêu hãnh, tự hào về sự có mặt của mình trên cõi đời
  • “nợ công danh” ( Phạm Ngũ Lão” : NCT từng nói “ Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với nuí sông”  ⇒ khẳng định vai trò lớn lao mình phải đảm nhiệm,gánh vác trong cuộc đời.

⇒ Những việc đó cho thấy sự tự tin, tự ý thức, đề cao cái tôi cá nhân của Nguyễn công Trứ.

Câu 3: Nguyễn Công Trứ cho mình là ngất ngưởng. Vì :

  • Ông có tài năng khác người. Ông ra làm quan nhưng chỉ coi đó như một việc đùa, thoải mái suy nghĩ, nói năng…
  • Có lúc ông phóng túng nhưng không trần tục để rồi Bụt cũng phải “ nực cười tay ngất ngưởng”.
  • Nguyễn Công Trứ đề cao, tự hào về phong cách, lối sống ngất ngưởng. Vì:
    • Với tư cách là một nhà nho, ông đã nhập thế tích cực, trải qua nhiều cương vị làm quan khác nhau, có mặt ở nhiều nơi trên đất nước, có những công lao đáng tự hào mà vẫn giữ đúng nghĩa vua tôi.
    • Mặt khác, ông cũng giữ được bản lĩnh cá nhân, giữ được cá tính của mình.

Câu 4: Thể hát nói có nhiều nét tự do, nhất là so với thơ Đường:

  • Thể hát nói phát triển mạnh bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ XIX. Nhiều nhà nho, nhà thơ đã gửi gắm tâm sự của mình trong những sáng tác bằng thể hát nói. Nhờ đó, thể loại này phát triển nhanh chóng và chiếm vị trí độc tôn trong một thời gian dài, trở thành một khuynh hướng của văn học thời đại.
  • So với thể thơ Đường luật, hát nói phóng khoáng và tự do hơn nhiều. Hát nói có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưn nhìn chung người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu…
  • Sự phóng khoáng của thể thơ đặc biệt thích hợp với việc chuyển tải những quan niệm nhân sinh của những nhà nho khao khát khẳng định chính mình, sống theo mình, coi thường những ràng buộc của xã hội, những lễ nghi phong kiến.

Ngoài ra, để nắm vững những nội dung cần đạt khi học tiết văn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bài ca ngất ngưởng.

3. Soạn bài Bài ca ngất ngưởng chương trình nâng cao

Câu 1: Nêu ấn tượng chung của anh (chị) về con người tác giả thể hiện qua bài thơ.

  • Ấn tượng chung về con người tác giả thể hiện qua bài thơ:
    • Đây là một con người tài giỏi, tích cực nhập thế, hết lòng lo cho nước cho dân.
    • Là người giữ đúng nghĩa vua tôi, hoàn thành tốt tất cả các công vị được gian.
    • Là một người có cá tính, bản lĩnh.

Câu 2: Liệt kê những từ, cụm từ mang tính chất tự xưng của tác giả. Nhận xét về cách tự xưng ấy.

  • Những từ, cụm từ mang tính chất tự xưng của tác giả: ông Hi Văn, Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông, ông, tay kiếm cung, ông ngất ngưởng.
  • Thông qua các từ và cụm từ mang tính chất tự xưng này cho thấy Nguyễn Công Trứ đã ý thức rất rõ về cái tôi, về tài năng và địa vị xã hội của bản thân mình.

Câu 3: Tìm hiểu ý nghĩa của từ ngất ngưởng trong bài thơ (chú ý số lần xuất hiện cùng vị trí mà từ này đặt vào, đối chiếu nghĩa từ trong từ điển với nghĩa từ toát lên trong tác phẩm.

  • Tham khảo câu trả lời tại mục 2 (hướng dẫn soạn bài chương trình chuẩn) câu hỏi số 1.

Câu 4: Làm rõ phong cách sống, thái độ sống của tác giả thể hiện trong bài thơ, từ câu 9 đến câu 19. Những thủ pháp nghệ thuật gì đã được vận dụng ở đây?

  • Sau khi từ quan, Nguyễn Công Trứ chọn cách về sống ẩn dật tại quê nhà. Tại đây ông theo thú hát ả đào, sống phóng túng.
  • Những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng: phép liệt kê, điệp từ.

Câu 5: Theo anh (chị), giữa lối sống ngất ngưởng với tâm niệm “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” có gì mâu thuẫn?

  • Giữa lối sống ngất ngưởng và đạo vua tôi không có sự mâu thuẫn bởi khi làm quan Nguyễn Công Trứ đã làm quan và hoàn thành tốt tất cả những công việc của mình.

Câu 6: Nêu cảm nghĩ về ý vị của những khẩu ngữ mà nhà thơ đã đưa vào tác phẩm?

  • Những khẩu ngữ được nhà thơ đưa vào tác phẩm tạo nên sự phóng khoáng, không gò bó, thoát ra khỏi những khuôn khổ của các chuẩn mực đã có sẵn, từ đó góp phần tạo nên các ngông cho tác giả.

4. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Theo anh (chị), so với bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn, Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ  ngữ?

Gợi ý trả lời

  • Sự khác biệt về từ ngữ giữa bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh.
  • Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ. Nó phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ.

5. Một số bài văn mẫu bài thơ Bài ca ngất ngưởng

Trong một xã hội mà cá nhân không được coi trọng, cá tính bị thủ tiêu thì thái độ “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng những là khí phách của ông mà còn là một giá trị nhân văn vượt thời đại. Vậy sự ngất ngưởng ấy của Nguyễn Công Trứ được biểu hiện như thế nào, mời các em cùng tham khảo một số bài văn mẫu sau:

6. Hỏi đáp về bài thơ Bài ca ngất ngưởng

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON