Kết thúc nội dung Bài 7: Những điều trông thấy (Nguyễn Du và tác phẩm), HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Ôn tập Bài 7 thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập lại đã học, bao gồm: các đặc trưng cơ bản của thể loại truyện thơ Nôm, đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối và cách viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật). Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập!
Tóm tắt bài
1.1. Ôn lại đặc trưng thể loại truyện thơ Nôm
1.1.1. Điểm nhìn trong truyện thơ
- Truyện thơ thường sử dụng điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri.
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp, truyện thơ cũng sử dụng điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri từ một số nhân vật như điểm nhìn của nhân vật “anh” trong Tiễn dặn người yêu (truyện thơ dân tộc Thái) hoặc điểm nhìn của nhân vật Thuý Kiều ở một số đoạn trong Truyện Kiều (Nguyễn Du).
1.2.2. Nhân vật và đối thoại, độc thoại nội tâm
Nhân vật trong tác phẩm truyện thường được khắc họa không chỉ thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động mà còn qua ngôn ngữ giao tiếp và đời sống nội tâm của nhân vật, tức là thông qua đối thoại, độc thoại nội tâm.
1.2.3. Bút pháp miêu tả nội tâm trong truyện thơ Nôm và "Truyện Kiều”
- Việc miêu tả nội tâm của nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học có thể thực hiện theo nhiều cách: bằng lời đối thoại, độc thoại của chính nhân vật bằng những dòng thơ miêu tả phong cảnh thiên nhiên, hay kể, tả về hành vi, cử chỉ của nhân vật; qua các dòng thơ mà người kể chuyện trực tiếp nhận xét, phân tích trạng thái tâm lí, cảm xúc của nhân vật,...
- Trong đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật Từ Hải trên đây, tâm lí của Từ Hải được miêu tả trước hết qua nhận xét trực tiếp của người kể chuyện (Từ công riêng hãy mười phân hồ đồ) và sau đó, qua độc thoại nội tâm của Từ Hải.
Xem chi tiết truyện thơ Nôm:
- Độc “Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du
- Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
1.2. Ôn lại đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối
- Khái niệm: Đối là biện pháp tu từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí cân xứng để tạo nên sự hài hoà về ý nghĩa, đồng thời làm nên nhạc điệu cho câu thơ, câu văn.
- Tác dụng:
+ Tạo sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu, tạo nên cái đẹp hài hoà theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam.
+ Giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng.
1.3. Ôn lại cách viết văn bản NL về một vấn đề xã hội
- Xác định rõ vấn đề xã hội mà bạn muốn nghị luận. Đó phải là một vấn đề có tính phản ánh đời sống, xã hội, tác động đến nhiều người, gây tranh cãi và đòi hỏi sự chú ý của công chúng.
- Xây dựng lập luận logic, có tính thuyết phục, trình bày sự phân tích và đánh giá vấn đề xã hội đó một cách khách quan và sâu sắc.
- Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng người đọc của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh sử dụng ngôn từ và hình thức viết tắt, ngôn ngữ lệch lạc hay mất tôn trọng đối với những đối tượng liên quan.
Bài tập minh họa
Qua các văn bản đã học, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc một đoạn trích trong một truyện thơ Nôm như Truyện Kiều hoặc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
Lời giải chi tiết:
Khi đọc một đoạn trích trong một truyện thơ Nôm như Truyện Kiều hoặc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, ta cần lưu ý:
- Phải hiểu được ngữ nghĩa và ngữ cảnh: Vì các tác phẩm này được viết từ lâu đời và sử dụng ngôn ngữ cổ, nên có rất nhiều từ ngữ, cách diễn đạt không giống như ngôn ngữ hiện đại. Do đó, việc hiểu được ngữ nghĩa và ngữ cảnh của từng đoạn trích là rất quan trọng để có thể tường minh được nội dung
- Nhận biết được những hình ảnh, bức tranh, âm nhạc, phong cảnh, con người...: Mỗi đoạn trích trong các tác phẩm của Nguyễn Du đều được xây dựng rất tỉ mỉ và chi tiết, hình ảnh được tô điểm rất đa dạng và phong phú. Việc nhận biết được các hình ảnh, bức tranh, phong cảnh, con người trong từng đoạn trích sẽ giúp người đọc hình dung được bối cảnh, cảm nhận được màu sắc, không khí của tác phẩm.
- Phải chú ý đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật: Trong các tác phẩm của Nguyễn Du, nhà văn đã sử dụng rất nhiều kỹ thuật nghệ thuật để tạo ra tác phẩm hoàn hảo như: tả cảnh, tả người, tả âm thanh, tả màu sắc, xây dựng nhân vật, câu từ tinh tế và trau chuốt...Việc nhận ra được các kỹ thuật này sẽ giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và tác dụng của từng kỹ thuật trong tác phẩm.
Lời kết
Học xong bài Ôn tập Bài 7, các em cần:
- Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của ông.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm.
- So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau.
- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối.
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật).
Soạn bài Ôn tập Bài 7 Ngữ văn 11 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Bài học Ôn tập Bài 7 sẽ giúp các em ôn tập các kiến thức đã học trong Bài 7: Những điều trông thấy (Nguyễn Du và tác phẩm), bao gồm: các đặc trưng cơ bản của thể loại truyện thơ Nôm, đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối và cách viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật). Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:
- Soạn bài đầy đủ Ôn tập Bài 7
- Soạn bài tóm tắt Ôn tập Bài 7
Hỏi đáp bài Ôn tập Bài 7 Ngữ văn 11 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247