YOMEDIA
NONE

Trình bày về một vấn đề - Ngữ văn 10


Bài giảng Trình bày một vấn đề sẽ giúp các em nắm được những yêu cầu và thách thức của việc trình bày một vấn đề. Từ đó các em có thể tự mình trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể một cách tự tin và thoải mái hơn. Mong rằng bài giảng sẽ đem đến cho các em những kiến thức bổ ich và cần thiết.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề

  • Mục đích:
    • Trình bày một vấn đề là nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống.
    • Trình bày một vấn đề trước tập thể (người khác) là bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức của mình đồng thời thuyết phục họ cảm thông, đồng tình với mình. 

1.2. Công việc chuẩn bị

a. Chọn vấn đề trình bày

  • Việc lựa chọn vấn đề trình bày tùy thuộc vào đề tài chung, hiểu biết của bản thân, lượng tư liệu thu thập được, tính hấp dẫn của các khía cạnh lựa chọn và sự quan tâm của người nghe

b. Lập dàn ý cho bài trình bày

  • Trình bày những gì
  • Các ý đó được sắp xếp ra sao
  • Từ hệ thống ý lập đề cương
  • Ví dụ:
    • Dư­ới đây là dàn ý cho đề tài “Trang phục với vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ”.
      • Trang phục là người bạn đồng hành thủy chung với con người, đặc biệt nó quan trọng và có ý nghĩa nhiều hơn với người phụ nữ.
        • Con người có nhiều nhu cầu trong cuộc sống, trong đó cơm ăn, áo mặc là nhu cầu thiết yếu nhất.
        • Trang phục làm đẹp con người cả hình thức lẫn nội dung (thể hiện qua quan niệm và cách thức ăn mặc).
        • Mỗi người đẹp làm tăng thêm vẻ đẹp của cộng đồng.
      • Trang phục đẹp không thay thế được vẻ đẹp của tính cách, của tâm hồn:
        • Dân gian từng nói “cái nết đánh chết cái đẹp”.
        • Trang phục chủ yếu làm nên cái đẹp bên ngoài (dễ nhạt phai). Cái đẹp về tính cách, về tâm hồn tuy khó thấy nhưng nó có giá trị và vô cùng bền vững.
        • Tuy nhiên cần phải thấy người ta đã “đẹp nết” lại cần phải học để “đẹp người” (cách ăn mặc).
      • Cái đẹp trong trang phục cá nhân phải hài hòa với cái đẹp của cộng đồng.
        • Đẹp không có nghĩa là chơi trội, lập dị, tách biệt (nh­ư một bộ phận trong giới trẻ hiện nay).
        • Đẹp phải hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Cái đẹp phải tìm được sự ủng hộ và cảm mến ở mọi người.

1.3. Trình bày

a. Bắt đầu trình bày

  • Bước lên diễn đàn
  • Chào cử tọa và mọi người
  • Tự giới thiệu
  • Nêu lí do trình bày

b. Trình bày nội dung chính

  • Nêu nội dung chính sẽ trình bày
  • Nêu lần lượt các ý chính, cụ thể hóa các ý đó
  • Có chuyển ý, dẫn dắt
  • Chú ý xem thái độ, cử chỉ của người nghe để kịp thời điều chỉnh nội dung và cách thức trình bày.

c. Kết thúc và cảm ơn

  • Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính
  • Cảm ơn người nghe
  • Lưu ý: để trình bày hiệu quả, cần đảm bảo các yêu cầu của giao tiếp khẩu ngữ về nội dung, âm thanh lời nói, cử chỉ, điệu bộ.

2. Soạn bài Trình bày về một vấn đề

Để nắm được những yêu cầu và thách thức của việc trình bày một vấn đề, các em có thể tham khảo bài soạn Trình bày về một vấn đề.

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON