Để giúp các em rèn luyện kĩ năng cân nhắc trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác nội dung, nhận biết và sửa một số lỗi về ngữ âm, chính tả và ngữ nghĩa. HOC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 32 thuộc sách Cánh Diều dưới đây. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Ngữ âm và chính tả
- Ngữ âm là một trong hai phần của ngôn ngữ học chính tả, phần còn lại là chính tả, khác với ngữ pháp và từ vựng.
- Chính tả là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ tiếng Việt. Đây là một hệ thống quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các ký tự dấu câu thể hiện, lối viết hoa.
1.2. Một số lỗi thường gặp khi dùng từ tiếng Việt
- Dùng từ không đúng âm thanh và hình thức cấu tạo
- Dùng từ không đúng về ý nghĩa
- Dùng từ không đúng về quan hệ kết hợp ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ trong câu
2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 - Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều
Câu 1: Xác định từ có hình thức ngữ âm, chính tả đúng trong các trường hợp sau đây:
a) xử dụng/sử dụng
b) xán lạn/sáng lạng
c) buôn ba/bôn ba
d) oan khốc/oan khóc
Trả lời:
a) sử dụng
b) xán lạn
c) bôn ba
d) oan khốc
Câu 2:
Những từ in nghiêng trong các câu sau mắc lỗi gì? Hãy tìm từ đúng thay thế cho các từ đó.
a) Hê-ra-clét và Ăng-tê đã giao đấu với nhau vô cùng quyết đoán
b) Sau những chiến công lừng lẫy, khắp nơi đều nghe danh giá Đăm Săn
c) Dù phải “luyện đá vá trời” hết sức vất vả nhưng Nữ Oa đã thực hiện một công phu, hoàn thành mĩ miều
d) Thực phẩm nhiễm khuẩn đã làm nhiều người bị ngộ sát, may mà được cứu chữa kịp thời
Trả lời:
a) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Sửa: quyết đoán -> quyết liệt
b) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Sửa: danh giá -> danh tiếng
c) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Sửa: mĩ miều -> mĩ mãn
d) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Sửa: ngộ sát -> ngộ độc
Câu 3: Phát hiện, phân tích lỗi và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau
a) Lượng mưa năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng
b) Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt
c) Những chứng minh về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều
d) Trước lối chơi lực lượng của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được
Trả lời:
a) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Lượng mưa không thể đi với kéo dài được -> Sửa “lượng mưa” thành “mùa mưa”
=> Mùa mưa năm nay kéo dài đã gây ra nhiều thiệt hại cho mùa màng
b) Lỗi dùng tư không đúng nghĩa
“bệnh nhân pha chế điều trị” là sai -> sửa: bệnh nhân được điều trị
=> Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã pha chế
c) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
“chứng minh” là sai -> Sửa thành “minh chứng”
=> Những minh chứng về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều
d) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
“lực lượng” là sai -> Sửa thành “tấn công”
=> Trước lối chơi tấn công của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được
Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phân tích một nhân vật thần thoại mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng một trong các biện pháp tu từ đã học ở Trung học cơ sở?
Trả lời:
Nữ Oa có hình dáng đầu người và thân con rắn, một ngày nọ, bà tưởng nhớ Bàn Cổ khai thiên tích địa, tạo ra những ngọn núi và hồ nước, động vật, thay đổi sự tỉnh lặng của thế giới. Tuy nhiên, Nữ Oa luôn luôn cảm thấy rằng thế giới này vẫn còn thiếu một cái gì đó, nhưng không thể nhớ những gì. Trong khi Nữ Oa suy niệm, nhìn xuống dưới nước Hoàng Hà, lúc đó, nước trong xanh, mặt nước tựa như gương, in bóng hình của bà. Khi đó đã ngộ ra thế giới thiếu một "người" như bà. Nữ Oa đã tham chiếu tướng mạo bản thân sử dụng bùn của Hoàng Hà tạo ra một thân hình con người sau đó sử dụng pháp thuật để cho bùn đất sét đó có sự sống thành con người thật thụ.
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi:
Chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu dưới đây. Chữa lại các lỗi sai về dùng từ trong các câu đó.
a) Nghe phong phanh hình như hôm nay được nghỉ.
b) Anh ấy là một người kiên cố.
c) Anh ấy rất cao ráo.
Trả lời:
- Lỗi dùng từ trong:
+ Câu a: phong phanh
+ Câu b: kiên cố
+ Câu c: cao ráo
- Chữa lại các câu đã cho như sau:
+ Câu a: Nghe phong thanh hình như hôm nay được nghỉ
+ Câu b: Anh ấy là một người rất kiên cường
+ Câu c: Anh ấy rất cao
4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 32 Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều
Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.