YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối - Ngữ văn 10

Thông qua phần hướng dẫn luyện tập, giúp các em ôn lại những kiến thức cơ bản nhất về phép điệp và phép đối qua việc tìm hiểu và phân tích các tác phẩm, đoạn trích hoặc những câu nói, câu ca dao tiêu biểu.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt
  • Có kỹ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của phép điệp và phép đối và có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết.
  • Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Hướng dẫn luyện tập

2.1. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)

Câu 1:

  • Bài ca dao “Trèo lên cây bưởi” có ba điệp ngữ:
    • "Nụ tầm xuân"
    • "Cá mắc câu"
    • "Chim vào lồng".

→ Các từ xuất hiện liên tiếp nhiều lần buộc người đọc phải chú ý.

  • Lặp “Nụ tầm xuân”: Nhấn mạnh ý nghĩa: hình ảnh người con gái ở độ tuổi trăng tròn, đẹp, tạo cảm xúc tiếc nuối.
  • Nếu thay thế “Nụ tầm xuân”.
    • Nụ khác hoa → Nụ tầm xuân khác hoa tầm xuân.
    • Nụ tầm xuân và hoa cây này → Hoàn toàn xa lạ.

⇒ Việc thay đổi hình ảnh (hoa, nụ) → Ý thay đổi (thanh điệu: nụ - thanh trắc, hoa – thanh bằng → Nhịp điệu, âm thanh thay đổi).

  • Nói tới hoa là chỉ chung người con gái. Nói tới nụ là khẳng định người con gái ở độ tuổi trăng tròn, ở tuổi đẹp nhất. “Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc”, nụ nở thành hoa → Hình ảnh người con gái đi lấy chồng, hoa tàn → Không thể thay thế được.
  • Lặp lại hai câu “chim vào lồng, cá cắn câu” => làm rõ hoàn cảnh của cô gái. (nhấn mạnh tình thế phụ thuộc; sự lặp lại này âm vang cái day dứt, tiếc nuối đến xót xa của nhân vật).
    • Không lặp lại thì chưa rõ ý, không thể thoát ý được.
    • Cách lặp lại không giống nhau: “Nụ tầm xuân” nói sự phát triển của sự vật, sự việc theo quy luật. Còn cách lặp lại này tô đậm bi kịch của tình thế “mắc câu và vào lồng”.
  • Phân tích các ví dụ trong mục (2).
    • "Gần… thì": Nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống. Đó là sự ảnh hưởng của con người trong các mối quan hệ.
    • "Có… có": Khẳng định sự kiên trì, bền bỉ thì có ngày thành đạt.
    • "Vì… vì": Khẳng định, nhấn mạnh mối quan hệ, nhấn mạnh đạo lý làm người.
  • Các từ được lập lại: "Gần, thì, có, vì".
  • Tác dụng: Để nhấn mạnh và để so sánh, không gợi hình ảnh và biểu cảm.

→ Là lặp từ, không phải điệp tu từ.

Câu 2:

a. Ví dụ về phép điệp không có giá trị tu từ:

 Ví dụ 1: "Anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu hơn và đọc sách nhiều hơn".

→ Tác giả viết bài thơ này khi tác giả đi thực tế ở chiến trường.

Ví dụ 2: "Lúa mới cấy được mấy ngày lúa đã bén chân"

→ Điệp từ để chỉ đối tượng được nói đến.

Ví dụ 3: Mẹ làm những gì cho concon không biết gì cả.

→ Điệp để nghi vấn, phủ định.

Ví dụ 4: Xã hội ngày càng lợi nhuận nhiều hơn là tình cảm.

→ Điệp để khẳng định quan hệ.

b. Ví dụ bài văn có phép điệp

Ví dụ 1

"Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó mặn mà với ai"

              ( Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Ví dụ 2

"Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thấm từng bông

Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng siết đau"

(Chinh phụ ngâm- Đặng Trần Côn)

→ Điệp từ đặt cạnh nhau, đối nhau để diễn tả sự cảnh thiên nhiên giao hòa, quán quýt, có đôi có cặp, nhìn thấy thế mà lòng người chinh phụ đau xót.

Ví dụ 3: Đoạn đầu tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao: "Hắn vừa đi vừa chửi, bao giờ cũng vậy, cứ uống rượu xong là hắn chửi".

→ Điệp từ để nhấn mạnh bi kịch của Chí Phèo. Đó là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, chỉ còn biết lấy tiếng chửi làm phương tiện giao tiếp duy nhất giữa Chí Phèo với xã hội nhưng vẫn không được đáp lại.

2.2. Luyện tập về phép đối

 Câu 1:

  • "Chim có tổ/ người có tông".
    • Tiếng: mỗi vế 3/ 3 băng nhau.
    • Về thanh: tổ/ tông (trắc/ bằng).
    • Về từ loại: chim, người; tổ, tông (danh từ/ danh từ).
    • Về nghĩa: "chim, người, tổ, tông" → Tương đồng.
  • "Đói cho sạch, rách cho thơm".
    •   Số tiếng: mỗi vế 3/ 3 bằng nhau.
    •   Về thanh: sạch/ thơm (trắc/ bằng).
    •   Từ loại: đói, rách, sạch, thơm (Tính từ)
    •   Về nghĩa: "đói, rách, sạch, thơm" → Tương đồng.

 → Vị trí các từ đối xứng với nhau

⇒ Cân đối, hài hoà về âm thanh, phong phú về nghĩa. Đối xứng giữa hai vế câu, giữa hai câu à sự thống nhất, hài hoà về âm thanh à vẻ đẹp cân xứng.

  • "Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng/ Hậu học văn: trừ thói cửa quyền".
    • Số tiếng: 7( dòng trên), 7 (dòng dưới)
    • Về thanh: đối nhau.
    • Từ loại: (tiên/hậu, trò, thói, tham nhũng, cửa quyền (anh từ/ danh từ); học, hành , diệt, trừ(Động từ/ động từ).
    • Về nghĩa
      • "Diệt, trừ"; "trò, thói"; "tham nhũng, cửa quyền" → Cùng trường nghĩa.
      • "Tiên/hậu", "học/ hành" → Tương phản

⇒ Đối dòng trên, dòng dưới. Có sự sắp xếp từ ngữ cân đối. Cách đối thanh, đối nghĩa.

  • "Vân xem trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da".
    • Đối từ (từ loại): Khuôn trăng/ nét ngài (danh từ); đầy đặn/ nở nang (tính từ); hoa/ ngọc (danh từ); cười/ thốt (động từ); mây / tuyết (danh từ); thua/ nhường (tính từ); nước tóc/ màu da (danh từ).
    • Các từ đối nhau xuất hiện trong một câu thơ (câu lục hoặc câu bát).
  • "Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt/ Trót đem thân thế hẹn tang bồng".
    • Đối về từ: Rắp/ trót (đt); mượn/ đem (đt); điền viên/ thân thế (dt); vui/hẹn (đt); tuế nguyêt/ tang bồng (dt).
    • Phép đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới.

Ví dụ về phép đối

  • Trong "Hịch tướng sĩ"
    • Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
    • Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa.
  • Đại cáo bình ngô

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi"

  • Truyện Kiều:
    • Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.
    • Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
  • Thơ Đường Luật:

"Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia".

            (Bà Huyện Thanh Quan)

 "Ao sâu nước cả khôn chài cá,

    Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà".

                      (Nguyễn Khuyến)

Câu 2:

Ví dụ 1: "Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng".

→ Đối thanh: "tật/ lòng" (trắc/ bằng).

Ví dụ 2: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần".

→ Đối nghĩa: "Bán/mua"; "xa/gần"; "anh em/láng giềng".

  • Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng hay tương phản của các sự vật, hiện tượng, từ đó nhấn mạnh những nhận định, kết luận hay kinh nghiệm, quy luật trong tự nhiên, xã hội.
  • Tạo ra sự hài hòa về thanh.
  • Tạo sự hoàn chỉnh, dễ nhớ trong diễn đạt và ý nghĩa.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối để nắm vững kiến thức hơn.

3. Hỏi đáp về bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON