YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thề nguyền trích Truyện Kiều của Nguyễn Du - Ngữ văn 10

Soạn bài Thề nguyền trích Truyện Kiều của Nguyễn Du sau đây sẽ giúp các em dễ dàng và thuận lợi hơn trong quá trình chuẩn bị bài học thông qua những gợi ý chi tiết, rõ ràng.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Kể về lễ thề nguyền thiêng liêng, trang trọng – cao trào tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng mà Kiều là người đóng vai trò chủ động.

→ Đây là nét mới trong cách nhìn nhận tình yêu của Nguyễn Du trong xã hội Phong kiến thời bấy giờ.

​1.2. Nghệ thuật

  • Vận dụng từ ngữ, cách nói quen thuộc của người bình dân một cách nghệ thuật.
  • Sử dụng nhiều từ Hán Việt, điển tích, điển cố.

2. Soạn bài Thề nguyền chương trình chuẩn

Câu 1: Nêu nhận xét về hàm nghĩa của các từ "vội", "xăm xăm", "băng"?

  • "Vội": Tính từ.
  • "Xăm xăm", "băng": Động từ.

→ Sự khẩn trương, vội vã.

→ Hành động táo bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả với chính Thúy Kiều.

⇒ Thời gian nghệ thuật: Gấp, vội, khẩn trương.

  • Nguyên nhân:
    • Sợ cha mẹ về sẽ trách mắng hành động táo bạo của nàng → Phải vội vã tranh đua với thời gian.
    • Tiếng gọi của tình yêu mãnh liệt thôi thúc.
    • Kiều bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho người tài sắc:  "Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa/ Bây giờ rõ mặt đôi ta/Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” 
      → Chủ động tìm đến với tình yêu để chống lại định mệnh. 

⇒ Nỗi ám ảnh ở Kiều là tính hư ảo. Nỗi lo lắng trước tương lai mong manh, mơ hồ, không vững chắc của tình yêu, của số phận khiến nàng phải bám víu lấy hiện tại. Đó là do những  ám ảnh hình thành sau sự kiện gặp mộ Đạm Tiên trong tiết thanh minh – luôn nghĩ về sự bất hạnh của cuộc đời. Việc để Kiều chủ động tìm đến và bày tỏ tình yêu là một cách nhìn mới mẻ, vượt thời đại của Nguyễn Du về tình cảm đôi lứa.

Câu 2: Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du mô tả

  • Không gian thơ mộng
    • Cảnh Kim Trọng đang thiu thiu, mơ màng dưới ánh trăng nhặt thưa, ngọn đèn hưu hắt.
    • Tiếng bước chân khe khẽ, êm nhẹ lại ngần của Thúy Kiều.
    • Những hình ảnh ước lệ hoa mỹ, sang trọng: Giấc hòe, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân...
    • Tâm trạng con người
      • Kim Trọng: Bâng khuâng, nửa tỉnh nửa mơ, khó tin là sự thực.
      • Thúy Kiều: Ngỡ ngàng, cứ ngỡ trong mơ.

→ Tính chất thơ mộng, huyền ảo, thần tiên.

  • Không gian thiêng liêng
    • Các hình thức lễ nghi trang trọng
      • Đài sen nối sáp- thắp thêm nến.
      • Lò đào thêm hương- đốt thêm trầm hương.
      • Viết lời nguyện ước.
      • Trao kỉ vật.
      • Hai người cùng đọc lời thề son sắt trước “vầng trăng vằng vặc giữa trời”.

Câu 3: Liên hệ với trích đoạn "Trao duyên" để chỉ ra tính nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều

  • Sự nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Thúy Kiều
    • Tình yêu- tình cảm thủy chung và thiêng liêng.
      • Thủy chung: Trước sau như một.
      • Thiêng liêng: Tình yêu gắn liền chữ “tình” và “nghĩa”, là lời nguyện thề trước trời đất.

→ Nàng đau xót tột cùng khi phải trao duyên.

→ Trao duyên là việc làm trả nghĩa với Kim Trọng, dịu di phần nào nỗi đau, mất mát không gì bù đắp nổi của nàng.

3. Soạn bài Thề nguyền chương trình Nâng cao

Câu 1: Đây là cuộc thề nguyền chưa được phép cha mẹ - theo quan niệm xưa - nhưng được miêu tả rất nên thơ, trang trọng. Tình yêu táo bạo, say đắm của Kiều được thể hiện qua bước chân "xăm xăm", động tác vội vàng. Cuộc gặp gỡ được miêu tả trong trạng thái mơ màng của Kim Trọng. Tìm các chi tiết miêu tả tâm trạng đắm say, mơ màng của Kim Trọng khi người yêu đến và thái độ trân trọng của chàng đối với Kiều.

Gợi ý:

  • Đây là cuộc gặp gỡ, thề nguyền táo bạo, xuất phát từ tình yêu đắm say, trong trắng, tự nguyện của Thúy Kiều - Kim Trọng. Cuộc thề nguyền này chưa được phép của cha mẹ nàng nhưng đã được miêu tả nên thơ và trang trọng với sự đồng cảm cao của tác giả. 
  • Các chi tiết miêu tả tâm trạng đắm say, mơ màng của Kim Trọng khi người yêu đến và thái độ trân trọng của chàng đối với Kiều: 
    • Vội vàng làm lễ rước Kiều vào trong nhà, thêm nến và trầm hương vào lò.

Câu 2: Câu nói của Thúy Kiều với Kim Trọng khi chàng mới tỉnh dậy có nội dung rất thú vị và quan trọng. Hãy phân tích để thấy nội dung tâm lí và tư tưởng của câu nói đó. Chỉ cách một bức tường từ nhà Kiều sang nhà Kiều sang nhà Kim Trọng mà sao Kiều lại nói đến "khoảng vắng đêm trường"? Phải chăng đó là cái không gian, thời gian tâm lí rợn ngợp mà nàng phải vượt qua để vươn tới làm chủ số phận? Trong câu "Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa", thông thường chữ "hoa" dùng để chỉ người con gái, ở đây, thốt ra từ miệng của Kiều, có người cho rằng chữ "hoa" thứ nhất có nghĩa là tình yêu, chữ "hoa" thứ hai chỉ người yêu của nàng. Câu này nói rõ mục đích cuộc trở lại nhà Kim Trọng của Kiều. Hãy cho biết lí do nào khiến Kiều phải đến với Kim Trọng để thực hiện nghi thức thề nguyền.

Gợi ý:

  • Lời nói của Thuý Kiều hàm chứa nhiều nét nghĩa.
    • Thứ nhất, nhà nàng ở liền với nhà Kim Trọng trọ học, vậy mà nàng lại nói là Khoảng vắng đêm trường, đó là biểu hiện của khổng gian và thời gian tâm lí. Khi yêu nhau, người ta cảm thấy gắn nhau bao nhiêu vẫn là chưa đủ, cứ muốn gần thêm nữa. Bởi thế, việc Thuý Kiều sang nhà Kim Trọng trong đêm cũng có thể coi là nàng đă tự vượt qua sự ngăn cách của thời gian và không gian tâm lí đề vươn tới làm chủ tình yêu, tự sắp xếp số phận của mình.
    • Thứ hai, Thuý Kiều nói: Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa là cớ ý nói vì tinh yêu mãnh liệt mà mình phải chủ động sang nhà Kim Trọng.
  • Chữ hoa thông thường để chỉ người con gái, nhưng ở đây, Kiểu dùng chữ hoa như một hàm ý tốt đẹp chỉ tình yêu nồng nàn, tha thiết của minh dành cho Kim Trọng. Tiếp đó, Kiều nói: Bây giờ rõ mặt đôi ta, Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao? Trong lời vừa là thanh minh vừa là bày tỏ của Kiều đã ẩn chứa dự cảm chẳng lành về sự dang dở của tình yêu đối lứa. Nàng như dang cổ chạy đua với thời gian, muốn vượt qua định mệnh khắc nghiệt của đời minh. Nguyễn Du đã nhập thân vào nhân vật Thuý Kiều để hiểu và thông cảm với thái độ, hành động trái với lỗ thường của nàng.

Câu 3: Tìm những biện pháp tu từ mà Nguyễn Du đã sử dụng để miêu tả cuộc gặp gỡ, thề nguyền rất nên thơ và trang trọng của dôi tình nhân. (Chú ý các điển cố, các hình ảnh ẩn dụ).

Gợi ý:

  • Các điển cố: Tiếng sen, giấc hòe, Đình Giáp non thần.
  • Các hình ảnh ẩn dụ: hoa, tóc tơ.

4. Một số bài văn mẫu về bài Truyện Kiều - Phần Thề nguyền

Đoạn trích Thề nguyền (từ câu 431 đến câu 452) miêu tả về cảnh ấy, một cảnh tình yêu lãng mạn, đẹp nhất mà nhà thơ Nguyễn Du đã dụng tài để giới thiệu tính cách của nhân vật Thúy Kiều. Để nắm vững nội dung cũng như dễ dàng phân tích được đoạn trích này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Truyện Kiều - Phần Thề nguyền

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON