Hướng dẫn soạn bài Ra-Ma buộc tội sẽ đưa các em đến với những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Ra-Ma buộc tội cũng như trả lời cho các câu hỏi trong SGK về bài học này được chu đáo hơn. Mong rằng, với những gợi ý soạn bài dưới đây, các em sẽ đến lớp với phần soạn bài chu đáo hơn và tự tin hơn với những nội dung bài học mà các em chuẩn bị ở nhà. Chúc các em có thêm phần soạn bài hay.
1. Tóm tắt nội dung bài Ra-Ma buộc tội
1.1. Nội dung:
- Qua đoạn trích ta hiểu một vài nét đặc trưng trong cách thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi Ấn Độ: “Ra-ma buộc tội” đặt nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với quỷ dữ giành lại người vợ yêu quí nhưng cũng dám hy sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lý tưởng, xứng đáng với Ra-ma, Xi-ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thuỷ chung.
1.2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
- Mang tính chất sử thi
2. Soạn bài Ra-ma buộc tội chương trình chuẩn
2.1. Soạn bài tóm tắt
Câu 1: Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”.
a. Công chúng đó bao gồm những ai?
A. Anh em, bạn hữu của Ra-ma
B. Đội quân của loài khỉ Va-na-ra
C. Quan quân, dân chúng của loài quỷ Rắc-sa-xa
D. Tất cả những đối tượng trên
- Chọn đáp án: D
b. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma, Xi-ta? (Phân tích những câu cho thấy ý thức của Ra-ma, Xi-ta về tình thế “trước mặt những người khác”, “trước mặt đông đủ mọi người”,…)
- Nhân vật Ra-ma: Khi đứng trước rất nhiều người, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, Ra-ma không chỉ đứng trên tư cách một người chồng mà còn trên tư cách một người anh hùng, một đức vua. Tư cách kép ấy khiến Ra-ma phải có những thái độ ứng xử phù hợp. Chàng không thể nói nguyên nhân của cuộc chiến kia chỉ đơn thuần là cứu người vợ của mình mà còn phải nói rõ rằng lí do của cuộc chiến là để lấy lại danh dự của dòng tộc chàng (dù chàng có yêu thương, xót xa cho người vợ thì vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng).
- Nhân vật Xi-ta: Xi-ta vừa là người vợ của Ra-ma, đồng thời cũng là hoàng hậu của một nước. Lời của nàng nói không phải chỉ hướng vào Ra-ma mà còn là hướng vào tất cả mọi người có mặt ở đó, do vậy mọi lời nàng nói ra đều phải cẩn trọng, làm sao để mọi người hiểu được tấm lòng của nàng đối với chồng và giữ được sự cao quý của một hoàng hậu.
Câu 2: Theo lời tuyên bố của Ra-ma
a. Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?
A. Danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ của chàng.
B. Tình yêu thương của người chồng đối với vợ, khát khao đoàn tụ vợ chồng.
C. Cả hai lí do trên
- Chọn đáp án: A
b. Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?
A. Danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
B. Sự ghen tuông của người chồng không chấp nhận người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
C. Cả hai lí do trên.
- Chọn đáp án: A
c. Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.
- Để nhấn mạnh bổn phận và danh dự, chúng ta thấy Ra-ma nhấn đi nhấn lại nhiều lần những từ ngữ liên quan đến tài năng và danh dự (nhân phẩm, tiếng tắm, uy tín, gia đình cao quý, dòng họ lừng lẫy, trả thù sự lăng nhục…) của một đức vua cao quý, anh hùng.
d. Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa.
- Khi Xi-ta bước lên giàn lửa, trong lòng của Ra-ma cũng đang chịu thử thách thật dữ dội, sự căng thẳng và có phần bất lực khi chỉ dám đứng nhìn người vợ yêu thương của mình bước gần tới sự đau đớn và cái chết (“Vào lúc đó, chẳng có ai trong…mắt dán xuống đất").
Câu 3: Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:
Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng và loại phụ nữ thầm thường, thấp kém?
- Xi-ta khẳng định tư cách, phẩm hạnh của mình, đưa ra những lời trách khi Ra-ma không suy xét chính chắn mà so sánh nàng ngang hàng với hạng phụ nữ tầm thường: có thể những người phụ nữ kia sẽ thay lòng đổi dạ khi ở trong hoàn cảnh của nàng, nhưng nàng thì không. Xét cho cùng, một người phụ nữ đã từ bỏ cung điện xa hoa để theo chồng vào rừng chịu khổ, người con gái được sinh ra bởi Đất Mẹ không thể bị đánh đồng với hạng phụ nữ tầm thường kia được.
Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực của kẻ khác (“cái thân thiếp đây”) và điều trong vòng kiểm soát của nàng (“trái tim thiếp đây”)?
- Xi-ta phân biệt giữa sự phụ thuộc vào số mệnh của nàng, quyền lực của kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng: Việc nàng bị bắt cóc và bị quỷ Ra-va-na động chạm xảy ra khi nàng bị ngất đi, đây là việc ngoài ý muốn của nàng. Còn trái tim cùng tình yêu, những thứ nàng chủ động vẫn luôn dành trọn cho Ra-ma. Nàng nhắc lại việc Ha-nu-man ngỏ ý muốn cõng nàng đến gặp chồng nhưng nàng từ chối như một minh chứng khẳng định thêm cho sự trong sạch của mình.
Từ vai trò của thần A-nhi trong văn hóa Ấn Độ, có thể hiểu như thế nào về quyết định bước lên giàn hỏa và những lời cầu khấn thần A-nhi của nàng Xi-ta?
- A-nhi – thần Lửa là một vị thần rất quan trọng trong văn hóa của người Ấn Độ. Thần Lửa có mặt ở khắp mọi nơi nên có thể biết được mọi hành động tốt, xấu của con người đã làm. Nghi lễ thử lửa cũng vì thế mà được tin rằng có thể kiểm chứng đức hạnh của người phụ nữ. Việc Xi-ta chọn cách tự thiêu mình và lời cầu khấn của nàng trước khi bước vào giàn lửa là một phép thử để chứng minh tiết hạnh của bản thân, hành động này vừa hào hùng vừa bi thương. Xi-ta đã nhờ đến thần Lửa để chứng minh phẩm tiết thủy chung của nàng đối với người chồng trước mặt tất cả mọi người, đem lại một cái kết đẹp hơn cho câu truyện.
Câu 4: Phân tích thái độ của công chúng và cảm nghĩ của anh (chị) trước cảnh Xi-ta bước vào lửa.
- Hành động của Xi-ta bước vào giàn lửa khiến công chúng thật cảm động và bị ngã gục trước sự chung thủy một lòng một dạ của người vợ ấy.
- Đó là biểu tượng hình mẫu cho những người phụ nữ của Ấn Độ cổ đại.
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”.
a. Công chúng đó bao gồm những ai?
A) Anh em, bạn hữu của Ra-ma.
B) Đội quân của loài khỉ Va-na-ra.
C) Quan quân, dân chúng của loài quỷ Rắc-sa-xa.
D)Tất cả những đối tượng trên.
- Chọn đáp án: D
b. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma, Xi-ta? (Phân tích những câu cho thấy ý thức của Ra-ma, Xi-ta về tình thế “trước mặt những người khác”, “trước mặt đông đủ mọi người”,…)
- Hoàn cảnh ấy có tác dụng động đến tâm trạng và ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma và hoàn cảnh ấy cũng có tác động đến tâm trạng và ngôn ngữ đối thoại của Xi -ta.
- Ra-ma không chỉ đứng trên tư cách một người chồng mà còn trên tư cách một người anh hùng, một đức vua. Tư cách của con người cá nhân và con người xã hội ấy khiến chàng ở trong một ràng buộc nước đôi. Vừa yêu thương xót xa cho người vợ nhưng vừa phải thực hiện bổn phận gương mẫu của một vị anh hùng.
- Khảo sát đoạn trích sau:"Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác...". Đây là ngôn ngữ nửa trực tiếp. Lời miêu tả, trần thuật của người kể chuyện nhưng chứa đựng sự tự bộc lộ tâm trạng của nhân vật Ra-ma. Nhờ cách viết này mà ta thấy rõ những xung độ, giằng xé sâu kín trong lòng chàng.
- Xi -ta. Khi được đưa đến gặp chồng trước sự chứng kiến của mọi người, Xi-ta như muốn giấu mình đi vì xấu hổ.
- "Nghe những lời tố cáo chưa từng có, trước mặt đông đủ mọi người... Nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình". Đây là nỗi đau khổ xót của một người vợ- một sự đau đớn mất danh dự của một con người - một hoàng hậu, trước cộng đồng. Từ chỗ quan hệ "chàng- thiếp" đến quan hệ xã hội "Đức vua... Người". Xi-ta nói với Lắc-ma-na nhưng cũng muốn nói với công chúng: "Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc.. giờ thì chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa".
Câu 2: Theo lời tuyên bố của Ra-ma:
a. Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?
A) Danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ của chàng.
B) Tình yêu thương của người chồng đối với vợ, khát khao đoàn tụ vợ chồng.
C) Cả hai lí do trên.
- Chọn đáp án: A
b. Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?
A) Danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
B) Sự ghen tuông của người chồng không chấp nhận người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
C) Cả hai lí do trên.
- Chọn đáp án: A
c. Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.
- Để nhấn mạnh bổn phận và danh dự, chúng ta thấy Ra-ma nhấn đi nhấn lại nhiều lần những từ ngữ liên quan đến tài năng và danh dự (nhân phẩm, tiếng tăm, uy tín, gia đình cao quý, dòng họ lừng lẫy, trả thù sự lăng nhục, ...) của một đức vua cao quý, anh hùng.
d. Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa.
- Thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa thiêu không nói một lời → tỏ thái độ kiên quyết, dám hy sinh tình yêu để bảo vệ danh dự.
- Hãy nhìn vào thái độ cử chỉ của chàng “Ra-ma vẫn ngồi, mắt dán xuống đất lúc đó mon chàng khủng khiếp như thần chết vậy”
⇒ Đó là một hành động mạnh mẽ, quyết liệt khiến cho Ra-ma lâm vào cảnh khó xử, và thái độ của Rama là đúng không sai, song thấu lí mà không đạt tình.
Câu 3:Trong lời đáp của mính, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:
- Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường, thấp kém?
- Nàng khẳng định tư cách của phẩm hạnh mình: “Thiếp đâu phải là người như chàng tưởng. Thiếp có thể lấy tư cách của thiếp ra mà thề, hãy tin vào danh dự của thiếp’’. Xi-ta trách Ra-ma vì “suy từ hành vi của loại phụ nữ thấp hèn, chàng đã ngờ vực tất cả phụ nữ’’, có thể có những phụ nữ tầm thường dễ dàng thay lòng đổi dạ nhưng nàng là người vợ từng từ bỏ cung điện theo chồng vào rừng, chia sẻ mọi gian nan, cay đắng cùng chồng.
- Lý do thứ hai thuyết phục hơn mà nàng đưa ra đó là việc khi nàng bị bắt thì việc đó là nằm ngoài lí trí của nàng, đó là lúc nàng ngất đi. Khi nàng tỉnh lại, nàng đã nhất quyết tự cự tuyệt tất cả hành động của quỷ vương
- Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác (“cái thân thiếp đây”) và điều trong vòng kiểm soát của nàng (“trái tim thiếp đây”) ?
- Xi-ta nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số phận nàng, vào quyền lực kẻ khác (“cái thân thiếp đây’’) và điều nằm trong vòng kiểm soát của nàng (“trái tim thiếp đây’’) để khẳng định sự trong trắng của mình. Việc nàng bị bắt cóc, việc quỷ Ra-va-na động chạm vào thân thể nàng khi nàng ngất đi và đưa nàng về đảo Lan-ka là điều ngoài ý muốn của nàng, là do số mệnh nàng như thế. Còn trái tim, tình yêu của nàng, những gì nằm trong vòng kiểm soát của nàng thì điều thuộc về Ra-ma.
- Từ vai trò của thần A-nhi trong văn hóa Ấn Độ, có thể hiểu như thế nào về quyết định bước lên giàn hỏa và những lời cấu khấn thần A-nhi của nàng Xi-ta?
- Không thuyết phục được chồng, cuối cùng, Xi-ta đã chọn một hành động quyết liệt hơn: bước lên giàn lửa. Hành động và lời cầu khấn của Xi-ta hướng tới đáng A-nhi cho thấy để chứng minh cho đức hạnh và phẩm tiết thủy chung, Xi-ta sẵn sàng bước qua cả mạng sống của chính mình.
Câu 4: Phân tích thái độ của công chúng và cảm nghĩ của anh (chị) trước cảnh Xi-ta bước vào lửa.
- Hành động của Xi-ta trước bao người khiến thật cảm động và bị ngã gục trước sự chung thủy một lòng một dạ của người vợ ấy. ("Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột… Các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rak-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cũng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó")
- Đó là một biểu tượng hình mẫu cho những người phụ nữ của Ấn Độ cổ đại.
Trên đây là những gợi ý soạn bài Ra-Ma buộc tội bằng cách trả lời 4 câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài Ra-Ma buộc tội. Hi vọng với phần soạn bài này, các em sẽ gặt hái thêm những kiến thức thú vị và bổ ích. Và để ôn tập, củng cố nội dung bài học các em có thể tham khảo thêm phần hướng dẫn luyện tập dưới đây.
3. Soạn bài Ra-ma buộc tội chương trình nâng cao
Câu 1: Văn bản tự sự được cấu tạo bằng lời kể, lời thoại, lời miêu tả. Anh (chị) hãy chỉ ra các yếu tố trên của đoạn trích. Nhận xét về cấu tạo chung của đoạn trích.
- Đoạn trích được cấu tạo bởi ba yếu tố tự sự: lời kể, lời thoại, nhưng lời thoại chiếm vị trí quan trọng nhất. Lời thoại vừa tham gia vào quá trình phát triển của câu chuyện, vừa đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng, tâm trạng và cảm xúc của các nhân vật. Lời Ra-ma lạnh lùng, lời Xi-ta đẫm trong nước mắt thể hiến sự đau khổ tột cùng của nàng.
Câu 2: Vì sao Ra-ma ra sức cứu Xi-ta ròi lại kết tội, ruồng bỏ nàng? Tại sao Ra-ma nói những lời đay nghiến Xi-ta trước mặt những người khác?
- Ra-ma ra sức cứu Xi-ta rồi lại kết tội, ruồng bỏ nàng bằng những lời đay nghiến trước mặt những người khác vì: danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
Câu 3: Xi-ta đã tự bênh vực mình như thế nào? Lời đáp và hành động của Xi-ta cho ta thấy phẩm chất gì của nàng?
- Xi-ta đã nhắc đến nhân cách, phẩm hạnh cùng số mệnh của nàng để nói rõ cho Ra-ma và mọi người hiểu, đồng thời nàng chọn cách bước vào giàn lửa để thần A-nhi chứng giám cho sự trong sạch của mình.
- Lời nói và hành động của Xi-ta cho thấy nàng là một người phụ nữ chung thủy, kiên trung và bất khuất.
Câu 4: Tìm chi tiết mang tính chất huyền thoại trong đoạn trích này và phân tích ý nghĩa của chi tiết đó.
- Chi tiết giàn lửa của thần A-nhi mang tính chất huyền thoại. A-nhi – thần Lửa là một vị thần rất quan trọng trong văn hóa của người Ấn Độ. Thần Lửa có mặt ở khắp mọi nơi nên có thể biết được mọi hành động tốt, xấu của con người đã làm. Nghi lễ thử lửa cũng vì thế mà được tin rằng có thể kiểm chứng đức hạnh của người phụ nữ. Việc Xi-ta chọn cách tự thiêu mình và lời cầu khấn của nàng trước khi bước vào giàn lửa là một phép thử để chứng minh tiết hạnh của bản thân, hành động này vừa hào hùng vừa bi thương. Xi-ta đã nhờ đến thần Lửa để chứng minh phẩm tiết thủy chung của nàng đối với người chồng trước mặt tất cả mọi người, đem lại một cái kết đẹp hơn cho câu truyện.
Câu 5: Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật của tác giả trong đoạn trích.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả thể hiện rõ nhất qua hai hình tượng Ra-ma và Xi-ta. Đặc biệt là hình tượng Ra-ma. Tâm trạng của Ra-ma được thể hiện qua xung đột tâm lí. Sau khi giải quyết những xung đột cộng đồng thì Ra-ma phải giải quyết xung đột cá nhân, trong đó đỉnh điểm là cơn ghen tuông và mối nghi ngờ về đức hạnh của Xi-ta. Mâu thuẫn trong con người Ra-ma lúc này là mâu thuẫn giữa danh dự, bổn phận và tình yêu. Yêu Xi-ta hết mình nhưng Ra-ma cũng ghen tuông cực độ, chàng sẵn sàng để cho ngọn lửa ghen tuông đốt cháy mình và ruồng bỏ Xi-ta, thậm chí sẵn sàng chấp nhận để cho Xi-ta nhảy vào lửa.
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật Xi-ta cũng được miêu tả rất sâu sắc. Từ vui mừng phấn khởi, hi vọng Ra-ma dang tay đón mình, Xi-ta đau khổ cực độ khi người chồng mà nàng hết mực yêu thương cất tiếng buộc tội nàng, ruồng bỏ nàng. Càng đau khổ bao nhiêu thì Xi-ta lại càng mạnh mẽ, kiên quyết bấy nhiêu. Nàng không ngần ngại nhảy vào lửa để bảo vệ danh dự và sự trong sạch của mình.
4. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1: Chia lớp học thành các nhóm, mỗi nhóm trình diễn màn kịch Ra-ma buộc tội thao cách cảm nhận của mình. Nhận xét sự trình diễn của mỗi nhóm (tạo dựng khung cảnh, diễn xuát của diễn viên, trang phục, đạo cụ, nhạc nền,…). Bình chọn nhóm thể hiện tốt nhất tinh thần của đoạn trích Ra-ma buộc tội.
Gợi ý trả lời:
- Học sinh trình bày và thực hành tại lớp theo ý tưởng và sự sáng tạo của mỗi nhóm.
- Dưới đây là một số điều các em có thể chú ý khi nhận xét
- Cách xây dựng kịch bản
- Lời thoại của các nhân vật
- Cảm xúc của nhân vật
- Đầu tư về trang phục và kĩ thuật (âm thanh, ánh sáng)
5. Một số bài văn mẫu văn bản Ra-ma buộc tội
Ra-ma-ya-na là một thiên sử thi vĩ đại đầy chất bi hùng, chói lọi ánh hào quang huyền thoại, mở ra thời đại rực rỡ trong văn học Ấn Độ. Đoạn trích Ra-ma buộc tội được trích từ đoạn Ra-ma sau khi chiến thắng Ra-va-na, cứu được nàng Xi-ta trở về (Khúc ca thứ 6, chương 79). Để tìm hiểu thêm về văn bản cũng như các dạng đề văn viết của tác phẩm này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây: