Bài soạn dưới đây sẽ giúp các em hệ thống các kiến thức cơ bản của bài học trước khi đến lớp, đồng thời cũng gợi mở cho các em những câu trả lời cần thiết trong SGK ở phần luyện tập. Mong rằng bài soạn Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết sẽ giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp.
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Khái niệm ngôn ngữ nói và viết
- Ngôn ngữ nói: Là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp tự nhiên hằng ngày; trong đó người nghe, người nói tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai nghe.
- Ngôn ngữ viết: Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác
- Phân biệt đặc điểm của ngôn ngữ và ngôn ngữ viết theo hoàn cảnh sử dụng, các phương tiện hỗ trợ, đặc điểm chủ yếu về từ ngữ và câu văn.
2. Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết chương trình chuẩn
Bài tập 1: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích sau: (ngữ liệu SGK trang 88)
Gợi ý: Chú ý hệ thống thuật ngữ, sự lựa chọn và thay thế từ, các dấu câu việc tách dòng khi trình bày, việc dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày,…
- Đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích:
- Dùng thuật ngữ: vốn chữ, tiếng ta, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học...
- Sử dụng dấu câu: hai chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép...
- Tách dòng và trình bày theo thứ tự: Một là.., hai là..., ba là...
Bài tập 2: Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói (từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, sự thay phiên vai người nói, người nghe,…) được ghi lại trong đoạn trích sau: (ngữ liệu sgk trang 88, 89)
- Đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn văn:
- Các từ hô gọi trong lời nhân vật: kìa, này...ơi, ...nhỉ..
- Các từ tình thái trong lời nhân vật: Có khối... đấy, đấy, thật đấy...
- Các kết cấu trong ngôn ngữ nói: Có... thì, đã... thì
- Sự phối hợp giữa các lơi nói và cử chỉ: Cười như nắc nẻ, cong cớn, liếc mắc...
Bài tập 3: Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.
a) Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.
- Cần bỏ từ "trong" (để câu có chủ ngữ) và từ "thì"; thay từ "hết ý" bằng từ như “rất” (đẹp) hoặc “vô cùng”,...
b) Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.
- Thay từ "vống lên" bằng "quá mức thực tế" (hoặc từ "vống" bằng từ "quá"), thay "vô tội vạ" bằng "vô căn cứ".
c) Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, và, vịt, ngỗng… thì cả ốc, tôm, cua,… chúng chẳng chừa ai sất.
- Bỏ từ "sất", thay từ “thì ” (từ thứ 2) bằng từ “đến”. Tuy nhiên câu này còn cần phải thay đổi cả nội dung vì câu tương đối tối nghĩa.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để nắm vững hơn kiến thức bài học trước khi đến lớp.
3. Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết chương trình Nâng cao
Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn trong thời gian sớm nhất!
4. Hỏi đáp về bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.