Bài giảng dưới đây sẽ giúp các em nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Học 247 mong rằng, các em có thể nắm vững các kiến thức cũng như nội dung trọng tâm của bài học trước khi đến lớp. Chúc các em có một bài giảng hay.
Tóm tắt bài
1.1. Ngôn ngữ sinh hoạt
a. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
- Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm... đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống
b. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
- Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:
- Dạng nói, gồm các kiểu: đối thoại, độc thoại
- Dạng viết: hồi ức cá nhân, thư từ
- Dạng lời nói bên trong gồm các kiểu:
- Độc thoại nội tâm: là tự mình nói với mình nhưng không phát ra thành tiếng
- Đối thoại nội tâm: tự tưởng tượng ra một người nào đó đang trò chuyện với mình, đối đáp như một cuộc thoại.
- Dòng tâm sự: là những suy nghĩ bên trong thành một chuỗi mạch lạc, trong đó có cả đối thoại và độc thoại nội tâm
* Trong các tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện, tức là mô phỏng lời thoại tự nhiên, nhưng được sáng tạo theo các thể loại văn bản khác nhau: kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết,... Khi tái hiện, lời nói tự nhiên được biến cải phần nào theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạo.
2. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Để nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các em có thể tham khảo
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247