YOMEDIA
NONE

Luyện tập viết đoạn văn nghị luận - Ngữ văn 10


Mời các em đến với bài giảng Luyện tập viết đoạn văn nghị luận dưới đây để trau dồi, củng cố kiến thức về cách viết đoạn văn. Chúc các em gặt hái được những kiến thức hay và thú vị.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Nội dung 

Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:

Bước 1: Xác định yêu cầu của đề:

Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần trình bày trong đoạn là gì? (Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề. Và cũng là định hướng để viết các câu còn lại). Nội dung đó được trình bày theo cách nào, có yêu cầu nào khác về hình thức, ngữ pháp. 

- Ví dụ: Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn để nêu lên suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con qua khổ thơ sau:

 “Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục.”

(Nói với con – Y Phương)

Trong đoạn có sử dụng:

+ Lời dẫn trực tiếp.       

+ Phép lặp.

(Có gạch chân và chú thích)

* Yêu cầu của đề:

- Nội dung: nêu lên suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con qua khổ thơ...

- Hình thức: đoạn văn ngắn.

- Yêu cầu ngữ pháp: Lời dẫn trực tiếp, phép lặp.

Đề 2:

a. Chép thuộc bốn câu đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân”

b. Bằng một đoạn văn quy nạp từ  9 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về cái hay của bốn câu thơ vừa chép.

Đây là dạng đề thường gặp khi thi vào lớp 10 THPT.

* Yêu cầu cần đạt:

a. Chép chính xác 4 câu thơ đầu như trong SGK.

b. Viết đoạn văn.

- Nội dung: cảm nhận của em về cái hay của bốn câu thơ

- Hình thức: Đoạn quy nạp, độ dài từ 9 đến 12 câu.

 Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn:

Câu chủ đề là câu nêu ý chính của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệt quan trọng. Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác định câu chủ đề.

Có những đề không cho sẵn câu chủ đề, có đề cho sẵn câu chủ đề, có những đề yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câu chủ đề, có đề lại có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề.

Ví dụ 1: Đề 1, đề 2 ở mục a trên là những đề không cho câu chủ đề. Để viết được câu chủ đề, ta phải nắm vững nội dung của đoạn trích đề cho, từ đó xác định câu chủ đề.

 - Đề 1: Nội dung những câu thơ là lời người cha nói về những đức tính của người đồng mình, ca ngợi đức tính cao đẹp của người đồng mình. => Câu chủ đề có thể viết: “Những câu thơ là lời người cha nói với con về đức tính của “người đồng mình” .

- Đề 2 : Nội dung đoạn trích: bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân. => Câu chủ đề có thể viết: “Bốn câu thơ là bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân”

 Ví dụ 2:  Đề cho sẵn câu chủ đề:

Đề 1: Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thuý Kiều có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả tài lẫn sắc”. Hãy viết tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp.

Đề 2: Viết khoảng 10 câu văn nối tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp:

“Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Kiều hiện lên là người con gái thuỷ chung, hiếu thảo, vị tha.”

- Với những đề này ta không phải viết câu chủ đề, chỉ việc phát triển ý, trình bày thành các câu phát triển.

Ví dụ 3: Đề yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câu chủ đề.

- Đề 1: Khi viết đoạn văn phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, một bạn học sinh đã viết câu mở đoạn như sau:

“Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ vừa là người phụ nữ thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp lại là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, là người vợ thuỷ chung với chồng, là người mẹ hiền của con chồng”.

      Chỉ ra các lỗi trong câu văn trên? Hãy viết câu văn sau khi đã sửa lại cho đúng?

- Đề 2:

 a.Chép lại câu viết dưới đây, sau khi đã sửa hết các lỗi chính tả, ngữ pháp:

"Trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê bằng những nét đặc xắc trong cách miêu tả nhân vật và cách kể truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, dũng cảm vượt khó khăn gian khổ, hi sinh lạc quan trong cuộc sống chiến đấu của những cô gái thanh niên sung phong trên tuyến đường Trường Sơn".

b. Dùng câu văn đă sửa trên làm phần mở đoạn viết tiếp 8 - 10 câu, phần kết đoạn là một câu cảm thán.

- Với các đề trên, ta phải đọc kĩ câu văn đã cho để tìm được các lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp, sau đó sửa lại cho đúng để sử dụng câu đó làm câu chủ đề.

Ví dụ 4: Đề có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề.

- Đề 1: Trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã sáng tạo chi tiết cái bóng trên tường rất đặc sắc. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo lối diễn dịch trình bày cảm nhận của em về chi tiết đó.

- Đề 2: Nhận xét về đoạn kết trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng đó là một kết thúc có hậu, lại có ý kiến cho rằng đó là kết thúc không có hậu.

 Hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này.

- Với đề 1: dựa vào phần dẫn ý của đề, ta có thể viết câu chủ đề: “Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã sáng tạo chi tiết cái bóng trên tường rất đặc sắc”.

- Với đề 2: Ta có thể viết câu chủ đề: “Nhận xét về đoạn kết trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng đó là một kết thúc có hậu, lại có ý kiến cho rằng đó là kết thúc không có hậu”.

Hoặc“ Kết thúc tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, là một kết thúc vừa có hậu lại vừa không có hậu”.

Bước 3: Tìm ý cho đoạn (Triển khai ý):

Khi đã  xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến thức đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu bỏ qua thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý.

Ví dụ: Với đề bài: Viết đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu, phân tích 6 câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.

Cần xác định các ý:

- Sáu câu thơ cuối miêu tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.

- Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang.

- Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.

⇒ Một bức tranh thật đẹp, thanh khiết.

- Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian: Không còn bát ngát, trong sáng, không còn cái không khí đông vui náo nhiệt của lễ hội, tất cả đang nhạt dần, lặng dần.

- Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người.

- Đặc biệt, hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật.

- Hai chữ “thơ thẩn” có sức gợi rất lớn, chị em Kiều ra về trong sự bần thần nuối tiếc, lặng buồn. “dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ cái buồn không thể nói hết. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.

Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn:

Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngoài ra còn đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có).

Đoạn văn về lòng nhân ái

Trong các mối quan hệ xã hội, lòng nhân ái là một đức tính không thể thiếu. Đó chính là lòng yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ giữa con người và con người. Lòng nhân ái thể hiện qua từng cử chỉ, lời nói, hành động trong cuộc sống. Đó là khi chúng ta quan tâm đến người khác với mong muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ. Đó là khi chúng ta sẵn sàng chia sẻ khó khăn, giúp đỡ mọi người, nhất là những người bất hạnh và gặp hoạn nạn. Lòng nhân ái vốn là đạo lý truyền thống của dân tộc ta và là một trong những phẩm chất đạo đức cần thiết của con người Việt Nam. Mỗi khi có thiên tai xảy ra, người dân cả nước đều tích cực quyên góp để cứu trợ các đồng bào gặp nạn. Ngày nay, truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các hoạt động xã hội để mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Đoạn văn về tình mẫu tử

"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” …Vâng, từ xưa đến nay mỗi khi nhắc đến hình tượng người mẹ, họ luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu. Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn mẹ.Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. “Mẫu” là mẹ, “tử“ là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào nhau.Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Và con cũng đã đáp lại tình cảm ấy bằng sự thành công, sự hiếu thảo mà mỗi người đều có thể đạt được bằng chính sự nỗ lực của mình. Nhưng tình con dành cho mẹ không bao giờ bằng tình mẹ dành cho con. Đó cho ta thấy sự tuyệt diệu về đức hy sinh của người “mẫu”, người mẹ mà ta không thể lý giải được.Không thể không nói đến một số trưởng hợp ngoại lệ. Cũng đã có nhiều người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ đi cốt nhục, những đứa con ruột thit của mình không lý do. Tôi không thể hiểu được tại sao lại có người như thế. Những việc như vậy có đã để bị xã hội chê trách không? Hay sâu trong tâm hồn của họ đang nghĩ những gì, có ăn năn hối hận không? Chúng chỉ là những đứa trẻ thơ cần tình thương ấm áp, dịu ngọt của mẹ thôi mà…. Họ đã vô tình làm vấy bẩn sự thiêng liêng cao quý của ba chữ vàng “tình mẫu tử“ mà chúng ta hằng nghĩ đến và yêu quý nó.Mẹ dành tình cảm cao qúy, đầy sự huy sinh khắc khổ đó cho con thì con cũng phải đáp lại bằng những thứ thiêng như gần như thế. Mẹ không bao giờ đòi hỏi nhiều ở con, luôn mong con thành đạt, hạnh phúc thì đó cũng chính là niềm vui của mẹ. Và đồng thời con cũng là niềm tin, là hy vọng, hoài bão của mẹ. Tất cả những gì tốt nhất cũng đều dành cho con. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó. Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấu lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử“….

------------

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Vâng đúng là như vậy. Mọi nguời sinh ra đếu mang trong mình một tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ ấm áp, bao dung dành cho con hay tình cảm kính trọng yêu quý của những đứa con dành cho mẹ mình củng bao điều tốt đẹp.

“ Mẹ! “- thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chấp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng. Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đõ, yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng.

Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thể. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn. Tình mẫu tử được thể hiện trong các câu hát, câu thơ mượt mà và sâu lắng. Có câu hát nói rằng “ Tình mẹ bao la như biễn Thái Bình dạt dào…” ,tình mẹ bao la, vô tận được so sánh như biển Thái Bình rộng lớn.

2. Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận

Để trau dồi, củng cố kiến thức về cách viết đoạn văn, các em có thể tham khảo bài soạn Luyện tập viết đoạn văn nghị luận.

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON