-
Giải Bài tập 5 trang 27 SBT Ngữ văn 10 Tập 1 Kết nối tri thức
Đọc lại văn bản Hồn thiêng đưa đường trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 152 - 155) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 27 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Tóm tắt tình huống được tái hiện trong cảnh tuồng Hồn thiêng đưa đường và nêu ấn tượng chung về tình huống đó.
Câu 2 trang 27 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Tìm trong văn bản (phần lời thoại) những câu cho biết về không gian, thời gian, tình thế diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Kim Lân và hồn Linh Tá.
Câu 3 trang 27 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nghĩa vua tôi và tình huynh đệ đã được thể hiện như thế nào qua đoạn trích? Theo bạn, những tình nghĩa được thể hiện đó có thể đưa lại bài học tích cực gì cho cuộc sống của con người hôm nay?
Câu 4 trang 27 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nhận xét sự khác biệt về ngôn ngữ giữa đoạn trích Hồn thiêng đưa đường và đoạn trích Huyện đường. Theo bạn, những nguyên nhân nào đã đưa đến sự khác biệt đó?
Câu 5 trang 27 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nêu suy nghĩ về những khó khăn mà người đọc, người xem ngày nay có thể gặp phải khi tiếp cận với nghệ thuật tuồng truyền thống.
-
Giải Bài tập 6 trang 27, 28 SBT Ngữ văn 10 Tập 1 Kết nối tri thức
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Vai hề đóng vai trò quan trọng trong các vở chèo vì trào lộng là một đặc trưng của loại hình nghệ thuật này, tương tự như sân khấu cổ truyền các nước Đông Nam Á khác. Hề cốt mua vui cho khán giả, nhất là trong các vở có cảnh buồn. Theo quan niệm sân khấu của Sếch-xpia (Shakespeare), đời là sự pha trộn của hạnh phúc và khổ đau. Trong chèo, vai hề và các cảnh vui cười là dịp để cho người dân đả kích những thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến, kể cả vua quan, những người có quyền, có của trong xóm làng. Hề chèo được phép chế nhạo thoải mái cũng như những anh hề trong cung điện của vua chúa châu Âu. [...]
Có hai loại nhân vật trào phúng trong chèo: loại chính là hề, bao gồm hề mồi
(hề nhảy múa không dùng gậy) và hề gậy (hề nhảy múa với gậy), thường là người hầu. Loại thứ hai có thể xuất hiện trong nhiều vai khác nhau, chẳng hạn như thầy bói, cô đồng, lão say, xã trưởng. Đôi khi những nhân vật này gây ra tiếng cười không liên quan trực tiếp đến vở diễn, vì hề (hay thầy bói, lão say,...) có thể bình luận về các nhân vật, về xã hội nói chung.
(Hữu Ngọc, Lady Borton (Chủ biên), Chèo (Popular theatre), NXB Thế giới, Hà Nội, 2008, tr. 21 — 22)
Câu 1 trang 28 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Thông tin chính mà đoạn trích đưa lại là gì?
Câu 2 trang 28 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đặc điểm, tính chất, ý nghĩa nào của vai hề trên sân khấu chèo đã được nói đến trong đoạn trích?
Câu 3 trang 28 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Khi nói về vai hề trên sân khấu chèo truyền thống của Việt Nam, tác giả đã mở rộng sự liên hệ, so sánh như thế nào? Sự liên hệ, so sánh ấy có ý nghĩa gì? (Lưu ý: đoạn trích lấy từ một cuốn sách song ngữ Việt - Anh, hướng tới cả độc giả nước ngoài).
Câu 4 trang 28 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Có nhiều phân cảnh trong các vở chèo cổ được biểu diễn trên sân khấu như một tác phẩm độc lập: Xã trưởng - Mẹ Đốp, Lão Say, Cu Sứt, Thầy bói đi chợ,... Người xem có thể thưởng thức trọn vẹn cái hay của chúng mà không cần nắm được toàn bộ tích trò (tích truyện) của vở diễn. Hiện tượng này liên quan đến nhận định nào trong đoạn trích trên? Vì sao bạn xác định như vậy?
Câu 5 trang 28 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Bạn có thêm cảm nhận gì về sân khấu chèo truyền thống sau khi đọc đoạn trích?